Bắt tay là một nếp văn hoá du nhập. Cách đây một vài thập kỷ ở nước ta việc bắt tay chỉ có trong giới quan chức hay trí thức, rồi người thành thị. Từ thời hội nhập cái bắt tay mới lan rộng đến các tầng lớp xã hội và nở rộ khắp nhất vào những năm gần đây. Câu chuyện bắt tay của Nhà thơ họ Văn phía dưới khá thú vị, kỹ lưỡng. Cái chuyện bắt tay bây giờ cứ thấy thái quá nhiều khi trở thành nhàm, làm mất đi cái lịch sự vốn có của nó.
Chưa ở đâu bắt tay nhiều như ở Việt Nam, và cũng không ở đâu cái vụ bắt tay nhiều như ở Tây bắc cụ thể là Lào Cai. Quen lạ, thân sơ, yêu ghét, bắt tuốt cứ gặp là chìa tay. Có thằng ghét nhau bỏ mẹ nhưng ngồi cuộc rượu vẫ cứ phải xia tay gật. Có ông xoè tay choẽ ngửa đơ đơ như chân gà bắt. Gặp nhau bắt, nói chuyện bắt, bất cứ chỗ nào thậm chí cả nơi toilet cũng bắt, có ông ra về chào rồi bắt đến chục lần vẫn chưa đi được. Nhất là trên bàn nhậu chung ly bắt, riêng bắt, đồng khởi bắt...mỗi lỵ là mỗi nắm tay gật,.. gật. Nhiều ông vừa cầm cục xương gặm tay còn lùm xùm nhoe nhét vẫn cứ đưa tay bắt bẩn bỏ mẹ ý. Có ông vừa đứng đái nói như Công Hùng vừa vẩy vẩy, tay vẫn chìa ra, chào bác. Bắt. Đành rằng lễ thì vái đái thì vẩy, cho xong đã. Ôi trăm nghìn kiểu bắt. Mà sướng nhất là kiểu ngoặc ngón tay vào lòng bàn tay người ta gãi gãi.
Còn việc bắt tay làm sao trong ngoại giao, đấy là cả một phong cách đã có sách viết và dậy bắt khi đi ngoại giao, có giáo trình của bộ ngoại giao hẳn hoi. Bắt tay sao cho phù hợp đúng mức, lịch sự đúng tác phong thể hiện vai trò và thể diện. Và sau đây là chuyện bắt tay của Văn Công Hùng.
Đăng bởi Congtheks.
CHUYỆN BẮT TAY- BẮT AI AI BẮT BÂY GIỜ BẮT AI
Hôm nọ ở Thanh Hóa, có mấy bạn truyền hình Thanh Hóa hỏi mình mấy câu về... bắt tay. Mình định lơ đi rồi, nhưng thấy... cũng đang ấm ức vụ này nên xổ 1 hơi