Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Bão trở - Trường ca của Đoàn Hữu Nam

Từ chương 16 đến kết thúc

Chương 16
 Những tưởng người đã quên mùa quên tháng
Rừng đã quên ngửa mặt ngóng trăng sao
Trời đất trong vai kẻ thất tình
Chìm trong sập sùi nước mắt!
Trời hửng nắng! Trời ơi trời hửng nắng
Những tiếng reo òa vỡ giữa ngàn xanh
Cây chuối đầu hang xòe tay đón nắng
Cửa hang lố nhố bóng người!

Bão trở - Trường ca của Đoàn Hữu Nam

Chơơng 12 - chương 16

Chương 12
Mùa qua rồi cối đã quên mùi cốm
Chuột đã thôi rửng mỡ trên đồng
Suối thôi réo, kèn môi thôi náo nức
Nghé bỏ đàn ngơ ngác giữa đồi cao

Bão trở - trường ca của Đoàn Hữu Nam

Chương 9 đến chương 11

Chương 9
 Ông tôi bảo đất này tay vua khó với
Đường này ngựa quan chẳng dừng
Bao nhiêu năm đi qua
Bấy nhiêu năm thuyền nào chèo thuyền ấy
Khắp vùng khắc làm khắc ăn
Chèn ép nhau tự chém tự giết
Gặp tai ương tự tìm chung đèn

Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

Bão trở - Trường ca - Đoàn Hữu Nam



Chương 1
Bản của tôi bắt đầu từ một nhúm người *
Người từ phương Bắc
 Kẻ từ phương Đông…
Trong mưa đuổi bão dồn
Nghìn người nghìn đường
Đường nào cũng về đất chết
Trăm người trăm lối
Lối nào cũng lấy củ thay cơm
Cùng đường
Họ ngửa mặt xin giời
Cúi mặt xin đất
Giơ tay cầu người!...

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

“Bão trở” - Đặc sản của núi Hoàng Liên

 Hoàng Quảng Uyên

Trường ca Bão trở - Bài ca được “dựng” nên bởi nhiều câu thơ, đoạn thơ! Đó là một định nghĩa theo nghĩa đen. Dài, nhiều chưa phải là tất cả! Quan trọng là hồn cốt, tinh tuý và độ long lanh bên trong. Theo “ Lý lối” này Trường ca Bão trở của Đoàn Hữu Nam “rõ” là dài, nhưng đó chỉ như là chiếc áo khoác tạo sự trang trọng, bề thế! cái hồn cốt, tinh tuý, long lanh bên trong mỗi câu thơ, đoạn thơ mới tạo nên sự vạm vỡ của tác phẩm: Đó là lịch sử cuộc thiên di sinh tử của tộc người Dao - Miêu, là phẩm cách sống của những Người không chịu khuất phục. Quật cường. Dũng cảm và mãnh liệt, tồn tại và vươn lên cường tráng. Đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu con người, tình yêu lứa đôi, là những Hỉ, Nộ, Ái, ố... là Dân tộc học, là phong tục, tập quán... tất cả hiện lên trong Bão trở để có thể tự tin mà nói rằng trường ca này là Đặc sản Hoàng Liên Sơn được tạo tác bởi bút lực tài hoa của Đoàn Hữu Nam.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

LÝ LỐI, PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ VÀ TRƯỜNG CA “BÃO TRỞ” CỦA ĐOÀN HỮU NAM

Nguyễn Văn Tông

  Đưa phong tục tập quán vào thơ là điều khó, vô cùng khó. Thơ không giống như nghiên cứu, không giống văn xuôi, thơ không thể tãi ra, kể lể hoặc phân tích cặn kẽ, song Đoàn Hữu Nam đã mạo hiểm vầ đã khá thành công trong việc đưa lý lối, phong tục tập quán của dân tộc Dao vào trường ca “Bão trở”
Phần lớn cuộc đời của Đoàn Hữu Nam gắn bó với núi rừng, với đời sống đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Những năm tháng “ba cùng”, tấm lòng yêu mến và sự say mê khám phá đã giúp ông am hiểu khá tường tận phong tục tập quán của một số dân tộc nơi đây. Sự am hiểu, đam mê khám phá ấy đã được ông chuyển tải qua nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, tác phẩm văn học, tiêu biểu là công trình nghiên cứu về lễ cấp sắc của người Dao đỏ, người Phù lá ở Lùng Phình, tiểu thuyết “Trên đỉnh đèo giông bão”, “Thổ phỉ”... và bây giờ là trường ca “Bão trở”.