Chơơng 12 - chương 16
Chương 12
Mùa qua rồi cối đã
quên mùi cốm
Chuột đã thôi rửng
mỡ trên đồng
Suối thôi réo, kèn
môi thôi náo nức
Nghé bỏ đàn ngơ
ngác giữa đồi cao
Mặc sông Ngân vơi
cạn mỗi đêm
Cả bản chui vào
phập phù khói bếp
Bờ đầm vang tiếng
kêu cuốc cuốc
Mây đen kéo đến đầy
trời!
Trên xà nhà thạch
sùng báo ruột đêm
Rỗng rễnh như bụng
người sau tết*
Nong trăng đầy như
nong xôi
Không lừa nổi trẻ
nhầng nhầng qua đói
Em giấu mình vào
cuộn bông trên tay
Như con rùa giấu
đầu vào cái mai bé nhỏ
Bông chẳng làm cho
ngày dài thêm
Chẳng làm cho đêm
ngắn lại
Nhưng đêm có bông
đêm thôi lửa bỏng
Ngày có bông thôi
phấp phỏng lặng chìm…
Ta thương em -
thương con đường khó nhọc
Em thương ta - thương
ngơ ngác giữa dòng
Giữa lòng thác
thương thuồng luồng đói cá
Mối chúa cong mình
đón mưa quất nước dâng
Thương dằng dặc
nghẹn đòng từng cây lúa
Nghẹn sao chìm nai
khóc mắt người mong
Những mái nhà nghẹn
cong queo sợi khói
Nghẹn tiếng thở dài
nghẹn vất vưởng lấm lem…
Dưới máng nước von
von hình đuôi chuột
Rỗ củ nâu ứa nước
mắt thường người
Nước rửa mãi không
hết màu đắng chát
Mẹ nhấc ra ngơ ngẩn
đổ vào nồi
Cái chày giã bánh
giày
Đẽo đi làm cán
thuổng
Quen tay thế mà cầm
sao vẫn ngượng
Có hơi hướng bánh
giày sức có dẻo dai hơn?…
À ơi!... khói bếp
ăn lên
Củ mài* ăn xuống
như đêm ăn ngày
Trắng trong ngủ
giữa đất dày
Em tôi chạm phải
tay gầy run run
Trời không nắng,
trời không mưa
………………………….
* Những năm 60 của thế kỷ 20 trở về trước, nhất là trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp hầu hết đồng bào đều qua tết là hết thóc hết ngô nên cái đói
cái rét luôn dày vò, hiện hữu.
Mà em ướt áo như
vừa tắm xong
Cán thuổng thẳng
dáng người cong
Giã khoan giã nhặt
trên nong đất dày
Được mùa vun cốm
một tay
Mất mùa mang cả
thân gầy mà vun…
Và ta gặp đàn ve chui từ
đất
Tấu vang trời bài ca muôn năm
Và ta gặp đàn quạ sà từ trời
Rền rĩ bài ca đói khát
Rưng rưng hỡi mái tóc mang màu nắng
Nổi trôi giữa sớm giữa chiều…
Đói nghèo dính ta
như mõ dính cổ trâu
Lại thêm nữa mùa
chạy vào xơ xác
Cho vạt ruộng đầm
đìa nước mắt
Tàu lau khua nuốt
nuốt dần ngày...
Đứng giữa ngày đi không trở lại
Ngong ngóng sinh sôi sau khát khô
Mong manh - cha cõng lên nương quải
Phấp phỏng chờ mưa móc đất đai
Hoa sèo** đắng đót vươn khỏi lá
Đưa cả đàn ong sang mùa sau!
Chương 13
Ngày lại ngày vác đá ngược dốc
Chuyện tử sinh,
sinh tử nhạt dần
Nhắm mắt kệ cha đời
phiêu bạt
Mở mắt xót nồi treo
vách mốc meo
Xót vùng rừng bình
yên trong phấp phỏng
Trong trời buồn,
mây lặng, trắng vầng trăng
Mùa chưa đến mắt đã
màu tiễn biệt
Lũ chưa qua đã ngấn
vệt đôi bờ
Và thêm nữa rắn lột
da trên ngọn nứa
Ếch xem cua đang
rơi rụng từng càng
Hận thù vẫn ngủ vùi
trong bếp
Thuốc súng thức
chong chong đầu giường…
………………………….
* Củ mài còn được gọi là củ hoài sơn được sử dụng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương,
đặc biệt là cứu đói. Song củ mài ăn sâu vào lòng đất nên đào lên được rất khó
khăn, đồng bào miền cao gọi củ mài là cây ăn sức.
** Cây sèo còn được gọi là cây mạch ba góc, được đồng
bào vùng cao trồng lấy hạt làm bột ăn thay gạo ngô để cứu đói mùa giáp hạt.
Ông tôi bảo bộ đội như người giữ lửa, giữ mương, giữ phai
Đất nước trăm miền vạn bản
Rừng yên đất yên bộ đội ngủ ngon bên bếp
Rừng động, đất động
Ong sẽ chia đàn, người chia lửa nơi nơi!
Lời của ông lời nghìn năm mài đá
Lời chưa nguôi bão lũ đã tràn về
Bão thốc từ rừng
Lũ lao từ núi
Bão dọc dòng sông, khắp bản, khắp làng
Bão lũ Phố Lu, Nậm Lúc, Phố Ràng
Cao Bằng, Lai Châu, Hà Giang, Bắc Cạn…
Bão lũ khiến rừng rỗng cây rỗng gió
Bao mương phai lạnh dấu chân người
Những đội quân chia nhau đi chống lũ
Để lại sau lưng vật lộn, giam cầm.
* * *
Bản thiếu đội quân áo xanh bản như bếp rút củi
Như suối đổi dòng đất qua mưa bóng mây
Bong bóng phập phồng bao kẻ thù chìm nổi
Nhao nhao như thú dữ được mồi
Bao kẻ ác chui từ hang cùng hốc
Lá ngón rải đầy
đường
Rì rầm lời tanh lời
thối
- Rừng của ta
Dân của ta
Gió bão thốc qua
Bão qua
Cây mọc!
- Những kẻ ăn nhờ ở đậu
Lấy đâu ra ruộng nuôi dân
Lấy đâu nhà tù nuôi nhốt…
- Khóa to chìa to
Khóa bé chìa bé
Trước ta chôn súng ra hàng
Nay xóa cờ làm lại!...
Lời tanh thối qua tai người già
Qua tai người trẻ
Tanh thối thả đầu khe đầu suối
Thả giữa bản giữa rừng
Lời tanh thối đúng
và không đúng
Thổi qua ta như gió bấc tràn về.
- Ở cành này chớ với
sang cành khác!*
- Thuyền chòng chành
thuyền trôi, người chìm*…
Người già giật mình:
- Cành nào?
Người trẻ ngơ ngác:
- Thuyền đâu?
Câu trả lời vùi trong tro bếp
Nhà nhà cửa đóng then cài
Tinh hổ ám vào
người
Mở miệng là kêu
than
Nghĩ đến là người
đầy gai ốc
Mấy đời vun vén nên mương nước
Một đêm phá phai thành bãi hoang
Người theo người vào rừng mua lòng hổ
Nhà theo nhà tìm lòng gấu cậy trông
Hổ gấu gặp nhau
Phận người bèo bọt
Núi thành núi chết
Rừng thành rừng hoang
Bóng tối xiết từ lá cây ngọn
cỏ
Xiết vào nơm nớp - Trời ơi!
Cha tựa cửa ngóng rừng ngóng núi
Ống điếu ngày đêm nuôi tiếng thở dài
Răng đè lưỡi - trời mây xanh mây đỏ
Núi trần mình hứng gió hứng mưa
Cha bảo đời người
như rìu nối cán
Mẹ bảo đời người
như dòng sông
Lưỡi rìu bập vào
vách đá
Vách đá đã nên bản
làng
Đời người đi theo
dòng sông
Dòng sông đã nên
dài rộng
……………………
*,* Tục ngữ Dao.
Nhưng mẹ ơi, cha
ơi!
Tre trúc ghè nhau
Tre tơ tướp hay
trúc kia tơ tướp
Đều dồn đớn đau vào
ta!...
Cha bảo không chung đường cùng lũ
Nhưng nước dâng bão lũ đã tràn về
Con ngửa mặt – bão lật cây trốc rễ
Cúi mặt - lòng chạm những ngày qua
Ôi ngày qua, ngày qua…
Con thả ngày qua xuống suối
Ngày qua không là muối
Con thả ngày qua lên trời
Ngày qua không là trăng
Ngày qua chui vào rền rĩ mưa ngâu
Vào ầm ào sấm chớp
Ngày qua chui vào con gà thiến sứt
Tiếng gáy cất lên không giống tiếng gà
Ngày qua chui vào khát thèm quạ đói
Qụa quàng quạc trên cây ngóng xác chết, trêu người…
Cha bảo cỏ
cây sống đâu biết đấy
Con người đâu là cây, cỏ
Đất nước cắt chia
Đất nước không còn là đất nước
Hổ vằn ngoài cả cánh rừng đều biết
Người vằn trong ai hay rừng ơi!
Bản vẫn bản vẫn chạm người chạm việc
Rừng muôn năm vẫn nuốt người nhả người
Nhưng lợn choai đã chui vào mắt hổ
Ruộng mạ non chui vào mắt trâu
Cây hoa nở bất thường trên đầu bản
Nở ra nơm nớp sấm truyền…
Chương 14
Ngày lại ngày - ngày căng như dây cung
Như lòng người trên
mảng giữa thác
Nghe tiếng súng như
rắm giời
Đã giật mình thon
thót
Nhìn ngược, ngó
xuôi, ra rừng, lên núi
Chỗ nào cũng nước
chảy bèo tan
Có chui gió giật mưa rơi
Mới hay rác rưởi kéo trôi chông chà
Ta mới thấy khắp vùng như lò lửa
Như lưỡi cưa ủ trong tuyết băng
Sự thật ta không thể đối mặt
Cứ bày ra, cứ lẩn khuất hàng ngày
Ta bỗng thấy chí ta như gió lồng
Đang ràn rạt qua những miền đất trống
Nhoi nhói trước ta là những mảnh vườn hoang
Những ngôi nhà kín cửa
Những cành bang chặn bước chân người
Ngày như đêm
Bếp không nuốt củi
Đêm không nuốt
người
Người lặng câm
Đất lặng câm
Tiếng khóc cũng
lặng câm bên cái nùn rơm ngún lửa
Sáng tối nhập nhòa
Nhà nào cũng nói
không với phỉ
Nhưng cả bản không thấy bóng đàn ông bổ củi, cày bừa
Cả rừng không có bóng đàn bà lấy rau, lấy măng
Nước vẫn chảy xuôi
nhưng tội ác lúc có lúc không vẫn xuyên ngày xuyên đêm
Xuyên qua những vòng đời ngắn ngủi
Chúng vỗ mặt
Chúng vu hồi
Chúng làm cho bản
không tin bản, rừng không tin rừng, người không tin người
Chúng là lũ vắt
xanh ngày mưa phục trên đầu lá
Là tinh hổ ngày
nắng lim dim đón những ngả đường
Là quỷ, là ma giữa
rừng, giữa lòng khi ngủ khi thức
Thật thật không
không trong sấm chớp đùng đoàng
Đi giữa rừng lau
rừng vầu
Lòng ta thấm nỗi
đau tương tàn huynh đệ
Muôn chiếc lá như
muôn ngàn lưỡi kiếm
Khua từ lúc thành
hình đến tàn úa rụng rơi!..
Chúng tôi thương nhân dân, thương cả kẻ hai lòng
Giữa lầm than, mong manh, đau khổ
Bấu víu của con người là được yên thân
Giữa mù mịt tro bay ai chẳng muốn sống còn
Chúng tôi thương chúng tôi
Người tiếp người chui vào cơn lũ hai chiều
Sau trước là kẻ thù, trước sau là máu mủ
Những người lính ngác ngơ trong quay lưng, nguội
lạnh
Sống giữa rừng mà khát bóng cây xanh
Trên bảo: “Cứng dây thòng lọng mới chắc”*
Nhưng ngửa mặt gặp người cùng chung rãnh nước
Cúi mặt đâu đâu cũng máu chảy ruột mềm
Những lạ những quen trong nhà ngoài ngõ
Nhắc chúng tôi ngày bình yên bên nhau…
Chúng tôi thương nhiều người phía bên kia
Họ đi vào chiến tranh mà ngỡ dắt trâu vào rừng
ngả gỗ
Vo ve bên tai họ là lời ngọt chết kiến
Thẳm sâu trong lòng họ là chung gốc chia cành
Những kẻ cầm đầu dựng lên hận thù để tách ong khỏi đàn
Giăng kinh sợ tai ương chặn con đường về bản
Phía trước họ là núi, là rừng, là chốn nương thân để chờ ngày trở về gặt
sao hái gió
Phía sau họ chất chồng cái của mình, không phải của mình
Người ở rừng để hồn ở nhà
Người ở nhà da thịt ở rừng
Ngổn ngang
Ngẩn ngơ
Hoang tàn
Ngập ngụa
Bủa vây, tai vạ chắn đường!
Tôi thương ông tôi
Từ lâu thoát khỏi bụi trần
Quanh năm lấy dung nạp làm trọng
Giờ gặp cảnh thấy phải không dám theo
Thấy trái không dám mở miệng
Ông thành cái chóp chài** treo trên xà nhà
Nhắc thời có nước là có cá!
Tôi thương chú tôi
Chăm chắm một đời khai mở
Cuối đời chui vào lòng hang
Ông thành con dao trong tay kẻ ác
Đêm đêm bài ca say máu dứt ông ra khỏi giường
Ngày ngày bài ca ngược dòng lôi ông ra khỏi bếp
…………………………
* Tục ngữ Dao
** Chài Là một dụng cụ đánh cá đan như đan lưới, lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài,
dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt.
Cả bản sợ ông như sợ kẻ đưa hổ về gầm sàn
Cả bản thương ông như thương con thuồng luồng mắc cạn
Ông vẫy vùng ngoi ngóp
Nhăn nhở nhởn nhơ mà như kẻ chết
rồi!
Tôi thương anh tôi
Từ ngày tay anh nhúng chàm
Thòng lọng lửng lơ trong nhà ngoài cửa
Anh như kẻ lạ chui đường hiểm
Giữa thân quen mà thành kẻ lạc bầy!
Tôi thương em
Bươm bướm lạc giữa
rừng gianh
Cánh rời rã không
tìm ra chốn đậu
Chân bướm thì gầy
lá gianh thì sắc
Mưa chửa về lốc tố
đã tràn qua!
Tôi thương tôi
Chín mươi chín răng cối nghiền nhau
Hạt thóc chưa thành hạt gạo
Chín mươi chín nhát chày xuống cối
Nếp hương chưa thành cốm thơm
Ra đường thấy mặt không thấy lòng
Về nhà thấy người không thấy vía
Cuối rễ không chui nổi kẽ đá
Đầu cành không với được trời xanh
Xưa dựng bản búi lau nhiều rễ
Đầu bản dậy chó cuối bản khôn*
Bây giờ sai đúng chập chờn
Lưới giăng chài chụp lũ dồn nơi nơi…
Không còn gà rừng gà nhà chung đậu
Chó rừng, chó nhà chung ổ chung ăn
Hồn danh tướng ngủ vùi trong ống nứa
Cháu con ngày ngày nhìn mà không nhìn
Cam chịu bày trên từng khuôn mặt
Bày ra trong nấc nghẹn mỏi mòn
Người người thành cái mõ ngâm nước
Cái chuông vùi dưới chín tầng câm
Đêm nối đêm tiếng tù và chen lẫn tiếng quạ
Mặt trăng cõng tiếng thở dài leo qua bầu trời
Bầu trời trả ơn bằng cái nong màu máu
………………………
* Tục ngữ Dao.
Mặt đất lõm lồi lau từng giọt sương đêm…
Không thể trốn mình trong luật tục
Không chui nổi khỏi vòng vây núi non
Bản như cần cối mùa đói nước
Nhọc nhằn nhịp có nhịp không
Dưới nước, trên đầu
mây không thể xám hơn
Suối thôi lọc qua
tầng tầng cát sỏi
Khắp vùng hai tay vỗ vào mồm
Miếng ăn tính ngày tính bữa
Chị hàng xóm mang lời ru khói ám
Thả vào đêm như thả
vào nỗi đau
Nước mắt đỏ ứa từ
đôi mắt đỏ
Rơi vào ngọn lửa
đang tàn…
Lòng ta như mặt trời đang vỡ
Nghĩa ta như suối cạn người ơi
Đi trong nhộm nhoạm rối bời
Lòng suối thì nát lòng giời thì đau
Lâm vào cảnh nhìn lau lau rỗng
Mía cuối mùa đau đáu ngọn cây
Ta còn chưa khỏi vòng vây
Bao nhiêu cây cải đã bay về giời…
Thôi đừng trách
ghét cùng yêu luẩn quẩn
Cõi nhân gian tránh
sao hết lỗi lầm
Xin được trở về ngày xưa
Cái ngày xưa lành rách
Cái ngày xưa ra ruộng không được lúa cũng được rau
Lên nương không được ngô cũng được bí
Vào rừng không quả thì măng…
Ngày xưa
Ngày xưa…
Ngày xưa vừa đi qua mà mịt mùng xa lắc
Đếm đêm đếm ngày mà ngỡ đếm những đời qua
Ta vẫn biết nghìn
cây nghìn lá
Lá nào cũng gom góp
màu xanh
Ta vẫn biết vạn cây
vạn vỏ
Vỏ nào cũng ôm bọc
thân cây
Trong bão giông tan
hoang vật vã
Sau bão giông cây
còn người còn!
Trèo leo ruỗng nát cả đêm
Vẫn không ruỗng nổi nhớ quên phập phù…
Chương 15
Cuộc giành đất
giành dân ngày càng quyết liệt
Đội du kích chúng tôi như cây cầu gẫy hai đầu
Níu nhau trên trời dưới thác
Từ ngày đàn sói được mồi
Kẻ thù vờn dân như mèo vờn chuột
Ai đi lính thì được
chia phần ruộng
Ai gây ác thì được
nhận phần rừng
Ba cân muối một năm
cho mỗi con người
Nhưng thuốc phiện
phải nở hoa nương trên ruộng dưới
Khắp núi khắp rừng hổ hùa nhau khoe vuốt
Rồng tụ nhau khoe vẩy khoe sừng
Trên trời quạ đen đưa võng
Dưới nước lưới giăng đăng đón cụp lừa*…
Không xẻ chia được
nỗi đau gan ruột
Không sao quen được
có tổ mất nhà
Người lơ lửng trong
quắt quay ngơ ngác
Vật xác xơ trong no
đói lừng chừng
Nhà nối nhà chín lần then cửa
Cây sáo cây khèn hát bài ca lặng câm!
……………….
*Các vật dụng đánh cá trên sông trên suối.
Rừng hỡi rừng -
rừng lại cơn bão lửa
Sông ơi sông lại
chứa chất căm hờn
Sông quằn quại hay
lòng ta quằn quại
Nồi da nấu thịt
rừng ơi!...
Rừng hỡi rừng - đàn
quạ đã no nê
Những người sống đã
chôn người chết
Những người chết
chôn tiếng cười người sống
Trong sống, chết,
mất, còn, trắng, đen, trong, đục
Người tan tác đằng
người cây héo rũ đằng cây
Rừng hỡi rừng - hãy
căng mình che chắn
Cho chúng con thoát
kiếp nạn rời cành
Cho con được khoác
trên mình màu lá
Che mắt được kẻ
thù, che mắt được chính con…
Chúng tôi nghiến răng trong đổ nát hoang tàn
Chui vào tiếng ồ ồ của con trâu bị chọc tiết
Rừng nứa cháy lửa chui vào tiếng nổ
Đất phủ màu đen lòng phủ màu tang
Chúng tôi theo dòng suối máu loang đổ vào từng cần cối
Thấy tiếng thương đau chìm trong tiếng ụp òa
Những ngôi mộ tươi nguyên màu máu
Như những cái thúng nát tươm úp cẩu thả sườn đồi…
Lặn chìm trong nhào lộn bão giông
Mới thấu chuyện đo trời thả bóng
Bao năm tháng nương theo con sóng
Đến giữa đường gặp cung kiếm chạm nhau
Thì đầu rơi máu đổ
Dẫu dưới chân ta
thành đá dựng uy nghi
Cây vẫn tựa cây vẫn
bật mầm xanh lá
Những con đường vẫn
tìm lối rẽ
Nước tìm đường ra
suối ra sông
Song bóng tối như cái chài
Bủa vây khắp làng khắp bản
Những ngôi sao lẻ loi tìm bạn
Càng tìm càng lạc càng đau!...
Trong đêm đen trong thăm thẳm rừng sâu
Cũng là lúc ngẫm con đường vấp ngã
Cả đội trước phiên tòa
Được mất bày ra
Chủ nợ là ai
Mắc nợ là ai
Trong bão tố ai đo được lòng giời
Sau lũ dâng ai quên đo lòng người
Ai đã để kẻ thù đẩy ra rừng?
Để kẻ thù gom dân vào chảo?
Ai?...
Ai?...
Ai?...
Những câu hỏi chui vào trang giấy lạnh như xác ướp
Chui vào trong, ngoài, cao, thấp, dưới, trên
Trời đất đục, trong, nông, sâu, nặng, nhẹ
Chập chờn sáng tối mông lung!
Chúng tôi đành giấu bình yên vào mắt nhau
Giấu bình yên vào ngọn lửa
Nhưng yên làm sao với đêm dài phấp phỏng
Yên làm sao với tiếng súng gầm ghè
Mắt mắt nhìn xuôi tìm đốm lửa
Tai tai dỏng lên ngong ngóng tiếng người…
Gió…
Gió…
Gió…
Trời ơi đất gió!...
Gió đêm
Gió sáng
Gió chiều
Gió ạt ào đổ sỏi
Gió tơ tướp lá cành
Gió như gã khổng lồ
Muốn bốc đi muôn vật
Đêm đêm núi trần mình hứng gió
Ngày ngày cây đỡ người che
Những ngọn gió quất
tơi bời cây lá
Đất trơ đá mọc
người chai…
Mưa…
Mưa…
Mưa…
Trời ơi mưa tháng bẩy
Sập sùi như bà góa bị oan
Những sợi mưa nối ngày nối đêm
Như mắt chài phủ khắp rừng khắp núi
Mưa cứ cố kéo dài
từng giọt
Đêm ngày đặc quánh
những buồn lo
Dẫu cho lá có quên
màu quên rụng
Vẫn không quên được
sũng ướt đầm đìa
Mưa đổ xuống lũ dâng lên
Lòng người như lửa đốt
Đom đóm soi đường
Ếch nhái dẫn lối
Phập phù, lớ ngớ, lơ ngơ
Những loài lấy ngày
thay đêm
Những kẻ lấy đêm
thay ngày
Chịu nhau
Nhường nhau
Quên nhau
Nuôi nhau
Nổi chìm
Lay lắt…
Những hang hốc giấu nổi trôi, nương náu
Mốc xanh mốc đỏ mắt người
Những rọ củ nâu xếp
hàng trên suối
Nhắc cho bụng dạ
réo gào
Da thịt dãi bày
cùng hơi lửa
Cho ta nhớ đến tổ
tiên...
Ơi tổ tiên... tổ tiên…
Trời sinh ra con người con người sạch như lòng trứng
Qua triệu năm sinh tồn con trở lại nguyên sơ!
Ơi tổ tiên... tổ tiên…
Mười mấy con người bám đói bám rét
Bám mong manh, bám hy vọng mỗi
ngày
Những cái đầu như cái nồi rỗng
Dập dềnh theo cánh bèo trôi
Mười mấy con người miếng ăn chui vào trong mơ
Manh áo chui ra trong ngủ
Cây núc nác thả xuống chùm lưỡi thần
Lưỡi thần không liếm được cơn đói
Nhắm mắt là mơ thấy thiên đường
Mở mắt là nhớp nháp lam nham
Lòng hang muỗi,
dơi đưa võng
Mồ hôi vã ra như bị bắt ngủ nhầm vợ người
Thương nhau đắp chài cho ấm
Không có chài làm sao qua đêm
Cũng may chài quên hơi cá
Ta mới nhớ bên mình có thịt da em
Ngẩng lên ụp xuống vung trời
Cúi xuống nước lũ cuốn trôi cánh rừng
Em mang bó sợi rũ trên suối
Sợi trôi người cũng trôi theo
Leo qua cầu vồng bẩy sắc
Ta về với bản ta xưa
Gặp con trâu vàng năm khoáy
Rầu rầu như vừa mất con…
Trong đêm mưa cả gió lồng
Bạn tôi trốn về giỗ mẹ
Sinh thành nặng hai vai
Làm mồi cho quỷ dữ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét