Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Đoàn Hữu Nam và trường ca Luân hồi



Nhà văn Mã A Lềnh

…. Tôi được đọc trường ca Luân hồi của Đoàn Hữu Nam, mừng và cảm phục tư duy thơ liền mạch, liên hồi của tác giả. Trường ca, nghĩa đen là thơ dài, phải dài, phải có chương hồi nhưng phải có một mạch chủ đạo. Riêng cái chuyện dám viết trường ca đã đáng khâm phục rồi,

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Bóng dáng quê nhà qua Dấu nối thênh thâng của Đoàn Hữu Nam - NXB Hội Nhà văn


Nguyễn Thị Minh Thông
Từ những năm 95, 96 của thế kỷ 20 tôi đã biết đến thơ của Đoàn Hữu Nam qua những vần thơ, gồ ghề, góc cạnh, mang đậm chất miền núi:
“ Trâu ngã, dấu chân hổ cũng méo
Tốt với nhau ăn quả trứng không hết
Không tốt mổ trâu cũng không đủ…”
Và:

Hồn Khèn – Một cuốn tiểu thuyết bằng thơ



(Đọc trường ca Hồn khèn của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng)
Đoàn Hữu Nam

Hồn Khèn là một bản trường ca khiêm tốn nằm ở phần sau tập thơ Cuộc bàn giao vĩnh cửu – Hồn Khèn của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng do NXB Phụ nữ ấn hành năm 2003. Có lẽ vì sự khiêm tốn trong trình bày tập thơ, khiêm tốn của chính tác giả và hậu quả của việc xuất bản thơ tràn ngập hiện nay mà Hồn khèn - bản trường ca duy nhất (cho đến thời điểm này) viết về người Hmông dường như bị khuất lấp. Đây là điều đáng buồn không chỉ của riêng tác giả.

Người thơ ơi sao sớm ra đi!

Người thơ sao sớm ra đi!
Tưởng nhớ nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Học
Đoàn Hữu Nam

Ở miền đất du lịch Sa Pa nhắc tới Nguyễn Học là mọi người nhớ ngay tới một anh thương binh, một nhà giáo, một nhà thơ. Anh là một chiến binh bị thương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là người đã thực hiện nhiệm vụ cao quý là đem cái chữ đến cho con em các dân tộc vùng cao, là của hai người kia cộng lại, đó là nhà thơ.

Gặp Trần Nhương tiên sinh

Gặp Trần Nhương tiên sinh

 Công Thế
         Cú điện thoại của ông Chủ tịch "tỉnh" Phụ trách văn nghệ Lào Cai đến đúng lúc mình đang tũn ( Các bác thông cảm em hay nói thật) làm giật cả mình vội vàng bóp cổ nút ok.Cứ nghĩ con ỡm ờ nó gọi