Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Chùm thơ kỷ niệm ngày tái lập thị xã Lào Cai


Đoàn Hữu Nam
Thị xã của tôi

Thị xã của tôi ba vạn người dân
Ba vạn người lo toan tất bật
Tĩnh lặng lùi vào quá khứ
Không gian giãn ra
Thời gian giãn ra
Thị xã như bàn cờ
Những ô trống được lấp đầy từ mái lá tranh tre.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Hai miền quê – Văn và Đời!




                                                                           

 Đoàn Hữu Nam
     Nguyễn Ngọc Dương có hứng thú văn học nghệ thuật từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, anh đến với văn học từ sự tình cờ sau một bài bút ký đầu tay được lọt “mắt xanh” của lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1992 anh Nguyễn Ngọc Dương vào Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai. Năm năm sau, cũng lại tình cờ anh trở thành Chủ tịch Hội suốt mười năm liền, cho đến tuổi nghỉ hưu. Ở vị trí của một người quản lí Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, một Hội “đa ngành”, nên anh đã mạnh dạn thử sức ở nhiều lĩnh vực như: viết văn, viết báo, chụp ảnh, sáng tác ca khúc...theo anh, đó chỉ là những hoạt động để “giải lao” trong quá trình quản lý mà thôi. Tuy nhiên, những cái đọng lại nhiều hơn có lẽ là những bài ký và những bức ảnh nghệ thuật, tập Ký Hai miền quê

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

CUỐI TUẦN ĐI NGẮM MÔNG ĐỂ XẢ XÌ TRES THẾ SỰ






 Tác GiảPhan Mỹ Dung 
     
Các bộ phận dễ kích động và hấp dẫn người khác phái nhất trên cơ thể người phụ nữ là đôi mông...
Thân thể của người phụ nữ là một hệ thống mời gọi dục tính được Tạo Hóa cố tình làm ra để hấp dẫn người đàn ông đặng đôi bên làm tròn vai trò sinh sản và truyền chủng.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

THUYỀN LÁ


     
Hồ Xuân Đoan
Cứ mỗi chiều tôi lại cầm nhành lá ra sông
Ngắt từng chiếc thả xuôi dòng nước chảy
Dẫu biết sông Hồng chẳng đổ vào sông Đáy
Tôi vẫn lặng thầm gửi thuyền lá cho em

Thử lạc vào đêm không em


Thái Sinh

Tôi còn nhớ vào năm 1989, dạo ấy tôi đang làm biên tập cho tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn, nhận được bản thảo thơ với nét chữ dài, nguyệch ngoạc, ký dưới với cái tên mới toanh: Đoàn Hữu Nam. Nhìn tập bản thảo nét chữ ô kinh khủng ằ như vậy người biên tập nào cũng phát ngán. Sau khi đọc xong mấy bài đầu tôi đã sửng sốt thốt lên : ‘Ô thơ tay này khá, được đấy. Tôi chọn hai bài giới thiệu. Đều đặn sau đó chúng tôi nhận được thơ anh từ Bắc Hà gửi xuống.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Trăn trở hạt vàng nâu - Trăn trở một con người


Đoàn Hữu Nam
Có lẽ ở vùng đất Cam Đường ít ai yêu Mỏ như Đức Thuân. Yêu theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là quyến luyến, thương mến nhiều.  Đức Thuân còn hơn cả yêu, ông quyến luyến, đau đáu với đất Mỏ khi đang làm việc đã đành, mà hơn thế ông còn quyến luyến, đau đáu cả khi đã được nghỉ hưu, lúc nào cũng mong làm được việc gì đó cho vùng đất hơn năm mươi năm gắn bó.
 Cách đây hơn năm năm, giữa lúc văn chương về đề tài công nhân của cả nước đang kỳ thoái trào, song vừa mới mon men vào lĩnh vực này ông đã nuôi khát vọng đưa đất Mỏ Cam Đường vào trang sách. Với cái lý:

Thơ Lào Cai 1991 – 2012 – Sự nối tiêp tự hào


Lào Cai là miền đất cửa ngõ biên cương của Tổ quốc, là mảnh đất có nhiều trầm tích văn hóa, nhiều tiềm năng khoáng sản, được thiên nhiên ưu đãi và là nơi giao lưu, hội tụ nhiều vùng văn hóa trong nước, thế giới.  Từ sự phong phú, đa dạng cả đất nước lẫn con người, Lào Cai luôn là nguồn cảm hứng và cũng là nơi hội tụ các nghệ nhân dân gian, các văn nghệ sỹ của nhiều miền đất nước. Những cảm hứng, hội tụ, đặc biệt là cảm hứng hội tụ thi ca của những người Lào Cai và những người yêu mến Lào Cai đã và đang làm  nên dòng chảy văn học nghệ thuật mang dấu ấn Lào Cai.
Cùng với những hoạt động sôi nổi, thiết thực kỷ niệm 40 năm thành lập, Hội Văn học - Nghệ thuật lào Cai xuất bản Hợp tuyển Thơ Lào Cai 1991 – 2012 với mong muốn giới thiệu thành quả thơ ca của các tác giả Lào Cai qua hơn hai mươi năm tái lập tỉnh và khẳng định dòng chảy liên tục của thơ ca của một miền biên viễn.