Đoàn Hữu Nam
Có lẽ ở vùng đất Cam
Đường ít ai yêu Mỏ như Đức Thuân. Yêu theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là quyến
luyến, thương mến nhiều. Đức Thuân còn
hơn cả yêu, ông quyến luyến, đau đáu với đất Mỏ khi đang làm việc đã đành, mà
hơn thế ông còn quyến luyến, đau đáu cả khi đã được nghỉ hưu, lúc nào cũng mong
làm được việc gì đó cho vùng đất hơn năm mươi năm gắn bó.
Cách
đây hơn năm năm, giữa lúc văn chương về đề tài công nhân của cả nước đang kỳ
thoái trào, song vừa mới mon men vào lĩnh vực này ông đã nuôi khát vọng đưa đất
Mỏ Cam Đường vào trang sách. Với cái lý:
Kể từ khi một ông lão người Tày tình cờ phát hiện ra quặng Apatit trên đấtCam
Đường đến nay đã gần một trăm năm. Gần một trăm năm thăng trầm cùng đất nước,
đất Mỏ có biết bao điều mọi người cần biết, cần lưu giữ và đưa vào sử sách, ông
đã sùng sục gặp các đồng chí lãnh đạo Mỏ, lãnh đạo Hội Văn học nghệ thuật tỉnh,
gặp các nhà văn, nhà thơ tên tuổi để trình bày, để lên kế hoạch dài hơi, ngắn
hơi.
Kể từ khi một ông lão người Tày tình cờ phát hiện ra quặng Apatit trên đất
Rồi thì nhiệt tình, khát vọng của ông
được đáp ứng.
Rồi thì Trang Văn hóa Văn nghệ công nhân
trên tạp chí Phan Si Păng ra đời.
Rồi thì nhóm lửa thì dễ nhưng nuôi lửa thì
khó?...
Biết bao những vấn đề đặt ra khiến người
khởi xướng phải vừa là cây cầu, vừa phải là người thực hiện.
Công việc đặt ông vào đường ray viết theo
yêu cầu.
Tấm lòng ông cho ông cảm hứng viết theo
yêu cầu.
Cái đích cuối
cùng của nhà văn là bạn đọc. Đức Thuân đã vượt qua trở ngại của sự mòn cũ
để xác định rõ hướng đi và cái đích là
khai thác, xây dựng hình tượng người công nhân Mỏ Apatit. Được Ban Biên tập tạp
chí Phan Si Păng giao trách nhiệm chung sức thực hiện chuyên trang Văn hóa Văn
nghệ công nhân ông đã hồ hởi, bền bỉ, cần mẫn đi thực tế, bền bỉ, cần mẫn viết.
Chính xác như đồng hồ, kiên nhẫn như người bộ hành không mệt mỏi, đều đặn mỗi
tháng ông đóng góp hai bài cho tạp chí. Theo dọc những trang viết của ông là đất
Mỏ, là những cán bộ công nhân Mỏ trong suốt 50 năm xây dựng, trưởng thành và
chính họ đã và đang là những bạn đọc thân thiết của ông. Đó là chân dung của
năm người giám đốc điển hình cho năm thời kỳ thăng trầm khác nhau của Mỏ. Là
những người thợ từng mặc áo giấy để sản xuất trong thời kỳ công nghệ nghiền còn
thô sơ. Là cái Bến Đá, kỷ niệm đầu tiên của ông cùng bạn bè trong những ngày
đầu đầu quân cho Mỏ. Là những người lính ra đi từ mỏ, chiến thắng quân thù xong
lại trở về với Mỏ. Là những bước đi chật vật, gian nan song rất đỗi tự hào của
Nhà máy Tuyển, của Khai trường Bắc Nhạc Sơn… Từng người, từng người, từng việc,
từng việc, từ ông tổng giám đốc cho đến người công nhân đi ca, người thầy
thuốc, người công nhân quét rác đều thấy mình đã và đang đóng góp cho sự phát
triển của Mỏ, dấy lên trong họ niềm vinh dự tự hào.
Nói về cực nhọc
của người viết lách có người đã từng ví, đại ý: người nông dân cày trên thửa
ruộng của mình 99 lần thì lần cày thứ 100 của anh ta quá dễ dàng, nhưng với một
nhà thơ cày trên cánh đồng quen thuộc 99 lần thì lần cày thứ 100 vô cùng gian
khó. Vậy mà năm năm qua Đức Thuân đã cày
xới trên một cánh đồng, một đề tài quen thuộc. Năm năm, bằng chân thành, yêu
mến và khả năng của mình ông đã tạo ra nguồn cảm hứng, nuôi ngọn lửa sáng tạo
về vùng Mỏ luôn cháy sáng. Năm năm tạp chí Phan Si Păng duy trì được chuyên mục
Văn hóa Văn nghệ công nhân là nhờ sự cộng tác đắc lực của ông.
Và bây giờ là tập
truyện và Ký Trăn trở hạt vàng nâu
trên tay bạn đọc.
Cuốn sách dày hơn
ba trăm trang, chia làm 2 phần.
Phần truyện: tác giả đi sâu vào khai thác những tính
cách, số phận của con người đất Mỏ. Những nhân vật trong truyện, người hiện hữu
ngoài đời, người bóng dáng, lẩn khuất đâu đó, người nổi lên như cái phao trong
bể, người lặng chìm trong tâm tưởng…, song dù hiện hữu hay lặng chìm thì họ đều là những con người cùng thời với
ông. Đó là những người ông đã và đang cảm thông, chia sẻ. Là những người từng
đi cùng đường, đậu cùng bến, song thời gian, số phận và những toan tính đời
thường đã khiến họ dần rời xa những bạn đồng hành. Đó là những người vượt lên
số phận để khẳng định mình, để làm được những việc có ích cho bạn bè, cho cộng
đồng… Có thể nói … truyện ngắn giới thiệu trong tập đều đi sâu vào kể chuyện, cốt
truyện còn lỏng, tình tiết ít, số phận nhân vật chưa được đẩy đến tận cùng, song bao trùm lên các truyện là
lòng nhân ái, lấy cái được, cái cảm nhận để chi phối, lan tỏa.
Phần ký tác giả đi sâu giới thiệu con người và những
bước thăng trầm của Mỏ.
Từ lâu văn học đã khẳng định Ký là một binh
chủng xung kích. Cái được nhất của Ký là bằng hiện thực đời sống, bằng cảm quan
nhanh nhạy người viết ký tham gia tích cực vào việc thông tin kịp thời và lí
giải cho bạn đọc muôn mặt đời thường đang diễn ra từng ngày từng giờ. Đức Thuân
thấu hiểu và tôn trong nguyên tắc này. Với lối viết lấy người thực việc thực
làm trung tâm, lấy suy nghĩ, văn chương để tôn cao, rút ra những bài học, những
kinh nghiệm, mô hình, điển hình, ông đã dẫn người đọc đến sự thành, sự bại của
từng thời kỳ, từng xí nghiệp, từng công việc, từng con người và từ đó từng
trang viết trang lòng của ông đã đến được với bạn đọc. Người trong cuộc háo hức
đón nhận, kiểm nghiệm, người ngoài cuộc trân trọng cảm nhận, tìm hiểu. Sự hiểu
biết cùng tấm lòng chân thành của ông đã tác động tới đời sống tinh thần của
chính cán bộ công nhân Mỏ và gia đình của họ.
Dấn thân vào nghề bút mực không phải
chuyện dễ dàng, ảnh hưởng của nó không chỉ phạm vi một gia đình, một dòng họ,
một xóm một làng mà nó loang rộng ra cả xã hội, ra cả thế hệ này đến thế hệ khác.
Đó là khát vọng, là tiêu chí. Khát vọng, tiêu chí về kinh tế, xã hội có tiềm
năng, có đồng thuận thì gắng lên sẽ đạt được, nay không đạt thì mai đạt, nhưng
tiêu chí về tinh thần thì không dễ gì đạt được. Song: “Chỉ tất cả mọi người mới kể được mọi điều. Còn anh, anh hãy kể chuyện
của mình rồi sau đó sẽ có tất cả. Mỗi người đều chỉ xây nhà của mình nhưng kết
quả là xuất hiện cả một làng. Mỗi người chỉ cầy ruộng của mình nhưng kết quả là
cả mặt đất này được cày xới” – Đó là là lời dạy tâm huyết của các bậc cao
niên ở đất nước Đaghextan xa xôi với Nhà thơ Ra xun Gamratốp và đồng thời dạy
cho tất cả những người có khát vọng làm được điều tốt đẹp cho chính mình và
cũng là cho cộng đồng. Nguyễn Đức Thuân đã và đang làm được điều này. Những
trang viết của ông về vùng đất, con người
mà ông gắn bó là để góp phần làm cho mặt đất này được cày xới, gieo
trồng.
Đ.H.N
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét