Chương 9 + 10
9
Chủ tịch xã Triệu Tá Dùn đùng đùng đập bàn quát tháo, đùng đùng rời khỏi
trụ sở khu vực quất ngựa xuôi về phía Sín Chải thì cán bộ phụ trách khu vực
Đoàn Phương Bắc cũng đùng đùng không kém, anh hét lên:
- Đứng lại!
Tiếng hét của
Bắc khựng lại, vuốt theo bóng con ngựa đang vun vút phóng xuôi.
- Đứng lại!
Chân Bắc lồng
theo chân ngựa, miệng Bắc đuổi theo bóng người.
- Đứng lại!
Bóng người bóng
ngựa mất hút sau những khúc cua, còn lại một mình Bắc chơi vơi giữa vùng rừng
vắng lặng.
- Đứng lại!...
Tiếng quát của
Bắc thả lên trời
một cách vô vọng. Uất ức, bất lực, cay đắng vò xé, anh vuốt những giọt mồ hôi túa đầy mặt, ngửa cổ tru lên những tiếng dài. Trên đầu Bắc ông mặt trời đứng khựng giữa đỉnh giời đang cố thả hết những bực dọc xuống trần gian qua ánh nắng chói chang. Dưới chân snh đất cát bỏng rẫy, con đường như vừa được rải than hồng. Nóng từ trên trời hun xuống, nóng từ dưới đất nung lên, cây cối, người ngợm chết lặng, vạn vật nặng nề như bầu trời trước bão. Anh lắc đầu, thập thễnh quay về trụ sở, đi đến chỗ con thác tung bọt trắng xóa, anh mệt mỏi vật mình xuống tảng đá, mọi ý nghĩ trong đầu luẩn quẩn, bức bối.
một cách vô vọng. Uất ức, bất lực, cay đắng vò xé, anh vuốt những giọt mồ hôi túa đầy mặt, ngửa cổ tru lên những tiếng dài. Trên đầu Bắc ông mặt trời đứng khựng giữa đỉnh giời đang cố thả hết những bực dọc xuống trần gian qua ánh nắng chói chang. Dưới chân snh đất cát bỏng rẫy, con đường như vừa được rải than hồng. Nóng từ trên trời hun xuống, nóng từ dưới đất nung lên, cây cối, người ngợm chết lặng, vạn vật nặng nề như bầu trời trước bão. Anh lắc đầu, thập thễnh quay về trụ sở, đi đến chỗ con thác tung bọt trắng xóa, anh mệt mỏi vật mình xuống tảng đá, mọi ý nghĩ trong đầu luẩn quẩn, bức bối.
Bắc không sinh
ra và lớn lên ở cái nơi sáng tối đè nhau này. Anh người Kinh, quê gốc Phú Thọ,
năm 1946 anh vào bộ đội, thuộc quân số của trung đoàn 171. Cuối năm 1947 Khu 10
- Khu quản lý hành chính, quân sự vùng Tây Bắc mở Mặt trận Tây tiến, trung đoàn
171 được giao nhiệm vụ tiến đánh Phòng Tô. Trong chiến dịch này, tiểu đội của
anh phối hợp với dân quân du kích địa phương đánh tan vị trí đóng quân của địch
ở Nậm Xe, rồi cùng các đơn vị khác tiến lên giải phóng Phòng Tô.
Phòng Tô được giải phóng
song bọn địch, kẻ công khai chống đối, kẻ núp bóng chính quyền cách mạng để
củng cố lực lượng, kẻ chơi trò hai mang, bí mật chỉ lối đưa đường cho Pháp quay
trở lại tái chiếm. Việt Minh, do đánh theo kiểu rải mành mành, chưa tính đến kế
hoạch phòng ngự nên khi gặp địch đánh gọng kìm không trụ được, phải rút. Rút
rồi lại phản công, phản công rồi lại rút, cho đến lúc cả vùng nổi phỉ thì khắp
vùng nước sôi lửa bỏng. Trông vào chính quyền thì phần đa cán bộ chính quyền là
chức dịch cũ của Pháp nên sẵn sàng bắt tay với Pháp. Kêu gọi nhân dân thì thì
phần nhiều nhân dân là ruột thịt của phỉ. Lòng bàn tay cũng da, lưng bàn tay
cũng thịt nên ai cũng lừng chừng, nửa muốn giúp cách mạng, nửa không. Kêu gọi
lực lượng thì lực lượng bị dàn ra khắp các chiến trường không đủ sức tiếp viện,
mà dẫu có tiếp viện đi chăng nữa thì cũng như cõng nước đi chữa lửa, lửa tắt
rồi lại phải đi chữa nơi khác. Áp lực từ nhiều phía khiến ta như gà mắc tóc để
rồi chính ta bị Pháp, phỉ bao vây, vô hiệu hóa ngay trong chính vùng đất của
mình. Không thể để cảnh ta địch nhùng nhằng mãi được, cấp trên quyết định cử
các tổ, nhóm, cá nhân bí mật vào sâu tác chiến theo phương án nở hoa trong lòng
địch. Trong chiến dịch này Bắc đóng vai người thầy giáo vùng xuôi được điều lên
vùng cao dạy học. Anh đến thẳng nhà họ Đèo ăn ở, mở lớp. Từ nhà họ Đèo anh đã
góp phần chặn đứng được cuộc nổi dậy lần thứ hai của chúng ở Phòng Tô. Nhưng đó
là thời chiến, mọi việc dù có lộn xộn nhưng địch ta khá rõ ràng, bọn phỉ dù có
thâm độc, ngoắt ngoéo, lẩn khuất trong dân, trong rừng song cũng lộ rõ cái đuôi
phản động, hại dân, hại nước. Còn bây giờ… Bắc cố nén luồng hơi uể oải dâng lên
trong lồng ngực, tình thế đang trong chảo lửa mà đường đường là chủ tịch xã,
Dùn lại đứng ra làm cấp sắc cho con to hơn cả xã mừng ngày độc lập. Trong cái
vùng đói khổ năm nọ cộng năm kia thì có cộng thêm đói khổ vài năm nữa cũng
chẳng sao, nhưng giữa đói khổ, rơi rụng lại trồi lên một cuộc ăn uống hoang
phí, mê tín dị đoan, không là tâm điểm cho những kẻ đang nhăm nhăm lật đổ chính
quyền thì cũng đi ngược với tư chất cán bộ. Đốt lửa nóng vách, thắc mắc của dân
chúng, của cán bộ trong xã chạy lên châu, châu gọi Bắc lên kiểm điểm, kiểm
thảo, cực chẳng đã anh phải gọi Dùn lên làm việc. Những tưởng trước cái sai thì
phải nhận, phải sửa sai, ai ngờ… “Ghen ghét, đặt điều dèm pha là cơm ăn, nước
uống của những kẻ ghen ăn tức ở, chấp với họ thì chấp cả đời.”, “Ở nơi nào có
cách thắp hương của nơi ấy”… toàn những lời ngụy biện, bảo thủ, coi thiên hạ là
trẻ con. Điên, điên thật rồi.
Nắng đã nhạt dần, những làn
gió nhè nhẹ lướt trong không gian yên tĩnh. Bắc nhìn xuôi theo dòng suối, nơi
dòng chảy cuồng loạn trong mùa lũ giờ đang thu nhỏ, mảnh mai, hờ hững. Trong
dòng nước trong xanh như lọc, những con cá mánh cỡ ngón tay đang vô tư le te
ngược dòng, dường như chúng không cần biết
đến hạn, đến lũ. Bắc ngước nhìn giời. Bầu trời trong xanh không một gợn
mây, cái thăm thẳm của không cùng lấy lại cho anh cái cảm giác thư thái, nhẹ
nhõm, anh đứng dậy, lững thững đi đến trước thác, chần chừ một lát rồi để
nguyên cả quần áo chui sâu vào trong dòng nước đổ từ lưng chừng trời xuống.
Nguồn sữa mát lạnh của mẹ núi nhanh chóng làm nguội bớt những bức bối trong
lòng.
*
* *
Pham bật ra khỏi nhà như
một mũi tên.
Nhà Pham nằm đơn độc ngay
đầu bản. Trước cửa nhà là con đường ngập phân trâu, phân ngựa, là con suối uốn
lượn quanh sườn đồi. Phía sau là rừng. Lớp lớp cây to mấy người ôm lòa xòa,
quanh năm đứng lặng, dây leo, địa y quấn quanh, mây mù bảng lảng gây nên cảm
giác ngưng trệ, tù túng. Chạy sâu vào trong bản là những ngôi nhà chon von, cẩu
thả, tiện hướng nào quay hướng ấy.
Con đường dưới chân Pham
ngập ngụa. Phân trâu ngựa tươi, phân lưu cữu, bùn non ngày ngày nhào trộn,
chồng chất lên nhau làm cho con đường chẳng khác gì cái chuồng phân nối từ
đường cái vào bản, từ nhà này sang nhà khác.
Mặc phân, mặc lầy thụt, rút
được chân này chân kia lại dấn sâu vào nghiêng ngả. Mặc cho phía sau tiếng hét,
tiếng rền rĩ của chồng đuổi theo xoi xói vào xương, vào thịt, Pham cứ bước trầy
bước trật trong dòng sông cứt đái, và chính dòng sông cứt đái làm cho nỗi thống
khổ trong Pham vợi đi, những đau khổ, tan nát cứ mỏng dần sau những bước chân.
Pham đã ra tới đường cái, ồn
ào, gào réo đã bị chìm nghỉm trong thăm thẳm núi rừng.
Chạy thêm một đoạn nữa, mệt
quá Pham ngồi phệt xuống vệ đường, người rũ xuống như cây cải héo.
Trời ơi!... Người ta lấy
chồng để nương tựa vào nhà chồng, còn Pham lấy chồng thành cái ghẻ bắt nồi,
thành cái đầu trọc cho ong đốt.
Trời ơi!... Pham chưa đến
hai nhăm mùa sấm đẻ mà đã đinh chốt khóa mõm chó, đinh tre khóa mỏ gà, sủa
không được sủa, gáy không được gáy, đến làm con trâu con ngựa cũng không xong.
Trời ơi!... Vẫn biết lấy
chồng là đem thân phận khốn khổ của người đàn bà vùi vào tro bếp nhà người. Lửa
nóng tro nóng, lửa lạnh tro lạnh, mọi động tâm, khắc khoải đều dựa vào nóng
lạnh nhà chồng, vậy mà sự vô tâm, vô tình của ông bố chồng, sự ác tâm ác tính
của chồng đã bao lần làm cho Pham muốn nghiến răng làm cái lá xanh rời cuống,
cái cây không còn gốc, không còn ngọn.
Trời ơi!...
Pham uể oải đứng dậy lê
bước về hướng nhà mẹ đẻ.
Trời quá chiều hư hư, thực
thực. Nắng chiều nhộm nhoạm, mọi thứ cứ
rối tung, tất bật mà chẳng cái nào vào cái nào. Mùa gặt, mùa chim gọi bầy, mùa
chuột dửng mỡ vừa qua. Những
búp lá thoát thai từ đau đớn thân cành run rẩy, e ngại nép vào những nách lá
đang khô đét trên những cành cây mốc meo.
Ánh nắng mặt trời đang soi mói từng kẽ lá bỗng chốc bị mây mù ùn ùn kéo đến phá
phách làm cho cả vùng chìm trong biển mây. Một trận gió ào qua tất cả lại rõ
ràng trước thanh thiên bạch nhật. Trong nóng lạnh thất thường như giận yêu, hờn
ghét của giời, của đất, bóng Pham lòng khòng như chiếc câu liêm níu giữ chiều
hiu hắt.
Pham thập thững tới chân
thác. Cô ngập ngừng trước con thác mải mê tung bờm trắng xóa. Ý nghĩ bất cần
lóe lên, Pham từ từ đi vào cái mê cung giời cho, dòng thác trắng xóa gột rửa
bùn đất phân gio, gột rửa những uất ức, trả lại sự thanh thản cho cô.
Chừng thấm lạnh, Pham chui
ra khỏi bụng thác, cô giật mình khi thấy trước mắt cô là một người đàn ông
trông chẳng khác gì một xác chết đang nằm sấp trên tảng đá cạnh thác. Cô nhìn
ngược nhìn xuôi. Cả vùng rừng núi mênh mông không một bóng người. Thấy không
bấu víu vào đâu được, Pham tới bên cạnh người đàn ông. Cô bỗng rên lên, người
đàn ông đó chính là Bắc – cán bộ phụ trách khu vực, người đã từng giằng cô khỏi
miệng hà bá rồi đưa cô về nhà. Cây bị dao búa chém rời gốc, mầm cây mọc lại,
người chết là hết, chiều hôm ấy không có Bắc thì Pham không còn được hít thở,
ăn uống, khổ ải trên cõi đời này. Không chần chừ Pham lật ngửa cái cơ thể mê
man, vật vã, kê cho Bắc nằm ở thế thoải mái, rồi bẻ cái lá vả khum lại, cố rặn
chút nước giải, rót vào miệng anh.
Bắc đã hơi hồi hồi, tiếng
thở của anh còn nặng nhọc, đứt quãng song da dẻ đã đỡ tím tái, mạch đập trong
lồng ngực rõ dần. Pham vội tháo cái vòng bạc ở cổ tay, dứt vội mấy cái lông ở
chỗ kín, lấy cái khăn gói lại, dùng hết sức lực miết khắp người Bắc.
Bắc từ từ hé mắt. Trời đất vàng vọt,
loáng nhoáng, bóng chiều nặng nề trườn theo triền núi, tiếng suối rên rỉ dai
dẳng như kêu cứu, như thù hận.
Bóng
người phụ nữ chập chờn thật ảo làm Bắc ấm lòng, anh cố cựa quậy song đầu
óc, người ngợm như năm ngày không có gì cho vào bụng, mồ hôi túa ra, phồng dần
thành từng giọt, anh rùng mình, thở dốc, cặp môi khô khốc mấp máy:
- Nước, cho xin hớp nước.
Tiếng kêu cầu sự sống của Bắc làm cho
Pham vui sướng, cô thích thú reo lên:
- Cán bộ tỉnh rồi, cán bộ tỉnh rồi!
Bắc ngạc nhiên, lúng túng:
- Cô... cô...
Pham náo nức cướp lời Bắc:
- Cô... cô là người cứu cán bộ. Cán bộ
nằm yên để mình đi lấy nước cho cán bộ uống.
Pham ríu rít như đứa trẻ, cô bẻ cái lá vả khum
lại làm cái gầu múc nước suối đem lên cho Bắc.
Bắc run rẩy vục mặt vào gầu nước uống ừng
ực. Dòng sữa mát lạnh chui ra từ ruột núi lấy lại nhanh sức lực, anh thều thào
hỏi:
- Có phải cô là...
Pham khoác cái áo vào cái cơ thế đỏ rực
của Bắc cười:
- Đúng rồi, mình là Pham, người được cán
bộ vớt lên ở vực thuồng luồng, cán bộ chóng quên thế.
- Thì ra cô là Pham, nhưng sao cô lại...
- Mình vừa đi ngang qua, thấy cán bộ
người một nơi hồn một nẻo nên... - Pham
chợt đỏ mặt, lúng túng nhìn cái lá vả nằm tênh hênh cạnh Bắc, chút nước giải
còn dính lại trên lá ánh lên trong nắng chiều.
Bắc không để ý tới sự lúng túng của Pham,
anh gật gù mãn nguyện:
- Thì ra cô đã cứu tôi. Tôi cứu cô, cô
cứu tôi, đúng là giời đất sắp đặt, nhưng mà...
Pham khỏa lấp bối rối trong lòng bằng cách săm
sắn đứng dậy, ra lệnh cho Bắc:
- Nhưng mà gì, bây giờ cán bộ phải về nhà
thôi. Cán bộ phải bám vào vai mình mới về được nhà đấy!
- Làm thế không được đâu,
người ta…
- Thả cái người ta xuống
suối đi, lúc cứu người cán bộ có sợ cái người ta không?
- Nhưng tôi… tôi…
- Không tôi gì cả, mạng
người là quan trọng, tiếc là mình không đủ sức cõng cán bộ. Cán bộ bám vào vai
mình, thế thế… nào ta đi.
Bắc như đứa trẻ ngoan, anh
bối rối quàng tay qua bờ vai bé nhỏ của cô sơn nữ, cả hai thập thững tha lôi
nhau về trụ sở khu vực.
*
* *
Trụ sở Khu vực Sín Chải là
một ngôi nhà ba gian nằm trên sườn một quả đồi thấp. Trước đây ngoài nhà trụ sở
ra còn có năm nhà quần tụ, một người đốt nương sơ ý làm cho hai nhà trong xóm
bị thần lửa liếm sạch. Cho là thần rừng, thần đất không dung mình nên cả năm
nhà cho gia tài lên lưng ngựa đi tìm vùng đất mới chỉ còn lại cái nhà trụ sở
chơ vơ trên sườn đồi.
Ngôi nhà vắng lặng như nhà
hoang. Tiếng là nơi thay mặt châu quản lý, chỉ đạo các hoạt động của dân chúng
trong tám xã rộng lớn nhưng thực ra cán bộ phụ trách khu vực Sín Chải chỉ là
cái cầu nối trung gian giữa tám xã với châu, giữa châu với tám xã. Cũng như
thế, nhà Khu vực chỉ là nơi dừng chân của các cán bộ có công việc. Cán bộ châu,
tỉnh xuống cơ sở làm việc: Gặp gỡ, báo cáo nội dung, xin ý kiến của phụ trách
khu vực rồi lại tất tả xuống xã. Không gạo nước mắm muối mang theo mà nằm ở nhà
khu vực thì chỉ có đường uống nước lã trừ cơm. Cán bộ xã lên phụ trách Khu vực
làm việc, họp hành túi dết nào cũng có nắm cơm, xâu thịt, ống rượu. Họp hành,
báo cáo, nhận chỉ thị xong là lôi cơm, rượu, thịt ra chia sẻ với phụ trách khu
vực rồi lại ngật ngưỡng ra về. Ông châu ủy viên phụ trách khu vực to chỗ nào
không biết nhưng với sáng với tối chỉ như người coi cái nhà hoang. Giữa vùng
nóng lạnh thất thường, trong ngoài bất nhất mà sống trong cảnh cô lập, không
dân, không quân, thiếu cả tiếng người sớm tối là không nên, song Bắc kiên quyết
không dọn vào ở với dân. Việc không vào ăn ở trong nhà dân của anh có nhiều lý
do. Sợ bị phiền hà, bị mua chuộc, dụ dỗ có. Sợ dân bị liên lụy có. Sợ không có
nơi họp hành, làm việc có… Nói chung Bắc sợ nhiều thứ, nhưng cái anh sợ nhất là
bị dân làm phản. Năm 1953 anh được điều về phụ trách khu vực Tả Ngảo. Lúc đó
trên báo cáo của xã, của khu vực và bộ đội thì lực lượng phỉ ở khu vực Tả Ngảo
đã bị đánh tan, nhưng trên thực tế mấy trăm tên phỉ bại trận đang núp bóng dân,
bóng rừng, hội này, hội nọ chờ thời. Sự mai danh ẩn tích của chúng khéo léo đến
nỗi ta không còn biết đâu là thực, đâu là giả. Ngày Bắc về Tả Ngảo có cán bộ
xã, cán bộ thôn mang ngựa ra tận châu đón. Không cờ dong trống rước, không khẩu
hiệu chăng dọc đường, không hoan hô mỏi miệng nhưng Bắc vẫn giống như vị tướng
giữa đám tùy tùng. Anh lên ngựa có người đỡ chân, mỗi chặng nghỉ có cơm rượu
dọn mời. Mỗi câu hỏi, mỗi cái nhíu mày của anh đều có người xum xoe giảng giải.
Choáng hơn nữa là nơi ăn, ở, làm việc anh được xếp vào nhà Giàng Cồ Pao, một
địa chủ lớn trong vùng. Tiệc đón mừng anh có cả món Tây, món Tàu, rượu ngâm hổ
cốt. Rồi bữa nào cũng như ăn cỗ. Rồi buồng ngủ thoáng mát, yên tĩnh, đầu giường
có bàn đèn, thuốc phiện… Đang lo sốt vó
chuyện thân cô thế cô, không biết tiếng địa phương, không am hiểu phong tục,
bỗng chốc được ăn ở như ông tướng ai mà không mừng, không cảm ơn giời đất. Anh
đâu ngờ bước vào nhà Giàng Cồ Pao là anh bước vào hang hùm. Có được anh ở trong
nhà, được anh nhận làm anh em kết nghĩa, Pao ngang nhiên phô trương thanh thế,
áp đảo chỗ này, nạt nộ chỗ kia, khiến cho dân chúng trong vùng hoang mang, sợ
hãi, cái đầu rùa vừa thò ra lại rụt lại. Có anh làm bình phong, bọn phỉ ngang
nhiên đi lại, bàn bạc, gây dựng lực lượng. Việc này nối tiếp, chồng lên việc
kia, việc kia phản lại việc nọ, lúc thật, lúc giả, lúc biết, lúc không, làm cho
anh như cuộn lanh rối, đúng, sai, phải trái tùng phèo, nhiều lúc anh cảm thấy
mình như đang chờ lên thớt. Mà anh phải lên thớt thật. Ngày Tả Ngảo nổi phỉ
chính Giàng Cồ Pao bắt anh mang xuống thung lũng hành hình. Mãi mãi anh không
thể quên được cảnh mình bị trói như bó giò vào cái cọc giữa bãi. Trước mặt anh
là bốn cái bếp lò cháy rừng rực. Trên bốn cái bếp là bốn cái chảo đại. Mỗi cái
chảo chứa đầy thịt, lòng ngựa. Từ bốn phía người nườm nượp đổ về thung lũng.
Súng ống, côn, gậy, dao quắm, giáo mác nghênh ngang, bao tải, địu, sọt loằng
ngoằng, ngựa phi rầm rập. Ô hợp, lổn nhổn, man rợ… đủ mọi loại người, lành có,
rách có, đi giày, đi dép, hải sảo có, chân đất có…, nhìn vào cả bọn không biết
đây là cuộc đi cướp hay đi hôi của.
Giữa giờ Thìn, Giàng Cồ Pao nét mặt hầm hầm
nhảy lên cái bàn cao, lập tức mười mấy người cầm súng quây quanh hắn lấy uy.
Pao nhìn khắp lượt rồi dõng
dạc:
- Ta gọi các người đến đây,
cho các người mặc sức ăn no uống say rồi mời các người theo ta đi đánh, đi
cướp. Các người đừng sợ, nước Pháp hùng mạnh đang tiếp sức cho ta cho bằng
người, bằng của. Đạo quân lớn Tưởng Giới Thạch sắp tràn qua đây. Nhiều nơi đã
nổi lên cùng ta, vậy các người có tuân lệnh ta không?
Lời của Giàng Cồ Pao vừa thả ra khỏi miệng lập
tức những tiếng hô, tiếng hú hét ủng hộ vang lên như thác lũ.
Giàng Cồ Pao lại dõng dạc:
- Tốt, tốt. Tuân lệnh ta các
người xuống châu cướp được cái gì của các người cái đó, không tuân lệnh ta, dù
ta có đau lòng ta cũng phải giết hết. Trước tiên ta sẽ giết tên Việt Minh này
để làm gương cho các ngươi thấy sự kiên quyết của ta.
Theo lệnh Pao một tên ra
dáng đao phủ bê cái chậu, trên mặt chậu đặt ngang con dao dài sáng loáng. Rất
may, Giàng Cồ Pao chưa kịp lột da mặt rồi cắt tiết Bắc như hắn tuyên bố thì
tiếng súng giải vây của bộ đội kịp đưa anh thoát khỏi tử thần. Từ lần chết hụt
đó, dù công việc thế nào Bắc cũng sắp xếp để không ngủ qua đêm trong bất kỳ một
nhà dân nào.
*
* *
Pham dìu Bắc vào trong
giường, đặt anh nằm xuống rồi tất tả thắp đèn, lần tìm xuống bếp nổi lửa, lấy
gạo nấu cháo, ra vườn nhổ hành mang về rửa. Cô quên mình đang trốn chạy khỏi
địa ngục trần gian mà thấy mình đang là người chị cả đang chăm sóc đứa em út bị
ốm.
Cháo chín, Pham bê lên, nhẹ
nhàng đánh thức Bắc dậy. Mùi thơm từ bát cháo hành có đập mấy quả trứng tỏa ra
đánh thức cả lục phủ ngũ tạng, Bắc ngoan ngoãn húp hết bát cháo, uống cốc nước
nóng pha mật ong rồi lại thiếp đi trong mệt mỏi, dễ chịu.
Pham ngồi canh cho Bắc ngủ.
Nhìn Bắc thiêm thiếp ngon
lành lòng Pham như có lửa. Mẹ Pham sinh ra Pham vào mùa đực cái, lại rơi đúng
vào đêm trăng rằm. Trong khoáng đạt của rừng núi bao la, trăng là nước chảy
tràn trên mặt đá, là lửa hâm nóng từng mạch máu các loài vật ăn thịt, ăn cỏ,
nhìn trăng là thấy sự sinh sôi, nhìn trăng là thấy mơ thấy mộng.
Pham lấy trong túi ra cái gương con. Cái gương
phản chiếu khuôn mặt rạo rực của Pham.
Phải nói là Pham đẹp. Sinh
ra giữa rừng, được ánh trăng nhuộm thỏa thuê từ lúc chui ra khỏi bụng mẹ nên
Pham được thừa hưởng khá nhiều lộc của chị Hằng Nga. Ngày sinh Pham, bố Pham
lặn lội lên tận đầu con suối thiêng mang về hai ống bương nước. Từng gáo nước
thiêng cùng với lời khẩn cầu của người cha thấm vào, tan chảy trong da thịt
Pham. “Gáo nước nước này do thần rừng ban tặng sẽ làm cho da con gái ta như
phấn của hoa, như hương của đất. ”, “Gáo nước này là nguồn sữa của thần suối
ban cho, nó sẽ làm cho tóc của con gái ta đen như gỗ mun, mượt, dài như dòng
chảy của thần.”, “Gáo nước này là ánh trăng soi qua kẽ lá, nó sẽ làm cho mắt
con ta lóng lánh như mắt nai, tinh anh như mắt chồn, trong sáng như giọt nước
mắt sung sướng của thần núi mỗi khi đón ánh bình minh.”…. Mỗi gáo nước là một
lời khẩn cầu, một ước muốn cháy lòng. Những gáo nước cùng những lời khẩn cầu
của bố Pham đã được giời đất, các thần cho thỏa nguyện. Pham xinh đẹp như người
giời. Da dẻ cô mát rượi như da rắn, trắng như vớt ra từ thùng bột gạo nếp. Đôi
mắt cô lúc nào cũng lọc hết bụi bặm, cực nhọc, trong veo như sương mai. Mái tóc
đen mượt thả dài tới khoeo bồng bềnh như dòng suối chảy giữa rừng thưa. Chạm
tuổi mười ba các chàng trai quanh vùng đã bu lấy cô như ong bu hoa, kiến bu
mật.
Nhưng người đẹp là gốc của
tai họa. Tai họa từ trong ra, từ ngoài vào. Cái đẹp giữa nhầy nhụa, bẩn thỉu
lại càng tai họa, càng giống như bông hoa cắm lên bãi phân người.
Trong thế giới của phân gio
giòi bọ mà nổi lên trong sáng, thanh khiết thì trong sáng, thanh khiết liền trở
thành tâm điểm của sự ganh ghét, ham muốn. Pham biết điều đó. Cô gắng vượt qua
điều đó, song muôn sự tại giời, cô tránh được tai họa ngàn lần, đến lần thứ một
ngàn linh một thì cô bị bố chồng làm nhục.
Lần ấy Pham đi lấy củi về.
Những thanh gỗ sến nục nạc như những thanh giò, chắc, nặng như những thỏi sắt
đè nặng lên cái cơ thể vốn sinh ra để làm trò tung hứng đã làm cho cô mệt đứt
hơi. Về đến đầu hồi cô lựa thế, mắm môi mắm lợi ghệ gùi củi lên tảng đá rồi ngã
ngửa, thả lỏng người ra nằm thở mặc mặt trời, kẻ thù truyền kiếp xối những tia
nắng chói chang xuống mặt đất làm da thịt đỏ như con tôm luộc.
Xả hơi được một lúc Pham mở
cửa vào nhà.
Không có ai ở nhà, mà dẫu có ai thì cái nhà
này lâu nay vẫn vắng vẻ như nhà mồ.
Theo thói quen Pham vào
buồng tắm chỗ đầu hồi lột bỏ quần áo rồi từ từ thả mình vào cái máng chứa nước.
Dòng nước mát lạnh xối xuống lòng máng hình con thuyền nhanh chóng xua tan mệt
nhọc, dâng lên trong cô một cảm giác lâng lâng, dễ chịu.
Pham đang nhắm mắt ngâm
mình trong máng nước thì bên ngoài bất chợt một luồng gió mát lạnh đến rợn
người ào tới. Cô hốt hoảng nhìn qua kẽ vách trống hoác. Trước mắt cô, cả chân
trời phía Tây là một biển mây đen ùn ùn đùn lên che lấp. Từ trong biển mây đó
những cái lưỡi thần sét loằng ngoằng như lưỡi rắn bổ xuống núi, xuống rừng. Một
chiếc vòi màu xám khổng lồ bỗng bốc vọt lên cao để lại một khoảng hẫng rồi bất
ngờ chụp xuống. Cây cối, thú vật, nước, cá, bùn đất từ rừng, ruộng, sông,
suối được cái vòi cuốn tròn rồi theo
vòng xuáy của nó tạo nên cái vòi rồng khổng lồ.
- Thần rồng – Tiếng hét bật
ra khỏi miệng Pham.
- Thần rồng – Cùng với
tiếng hét của Pham là tiếng hét của những người đàn ông, đàn bà trong bản.
- Thần rồng – Tiếng rên của
người già chìm nghỉm trong tiếng quang quác hốt hoảng của ngỗng kêu, lợn hộc,
ngựa hí, của nháo nhác bầy chim bay rợp đất.
- Thần rồng – Cả rừng, cả
bản chết lặng. Hổ gầm ngoài ngõ, chó cụp đuôi chui vào gầm sàn run rẩy, gà táo
tác bay nhảy khắp nơi, con người nhanh
chân tìm chỗ thoát thân cho mình.
Đã thành lệ, cứ năm năm,
mười năm lại một lần thần Rồng trườn qua cái thung lũng Phòng Tô khốn khổ. Đi
theo vệt trườn của thần Rồng là đất cát, cây cối, nước nôi, nhà cửa tan hoang.
Hoảng sợ trước sự tàn phá của thần, lo cho sự sinh tồn của mình, các nhà trong
vùng đều đào cho mình một cái hang tránh nạn ngay vách núi sau nhà.
Pham sợ hãi vọt ra sau nhà,
lập cập mở cửa chui tọt vào hang tránh thần Rồng.
Cùng lao vào với cô cơ man
là rắn. Rắn đỏ, rắn xanh, rắn đen, rắn trắng, con to như bắp tay, con bé như
đầu đũa, tất cả rào rào chen nhau, ngơ ngác. Bình thường loài săn mồi máu lạnh
này luôn là mối nguy hiểm của các loài vật biết đi, biết bò, biết bay trên mặt
đất, nhưng trước cơn thịnh nộ của thần Rồng, trước sống chết liền kề thì sợ hãi
làm chúng cụp đầu, tá hoả, nọc độc từ những răng chuyên giết mồi tan ra, toát
hết ra vẩy, ra cứt đái, chúng rào rào lao theo nhau tìm chỗ ẩn nấp.
Pham chưa kéo sập được cửa
hang thì đàn rắn đã lớp lớp cuống cuồng ngọ nguậy dưới chân. Cô sợ cuống lên,
chân tay run rẩy, mắt lồi ra, người cứng như khúc củi, song tuyệt vọng, cùng
đường đã cho cô sức mạnh, làm cho người cô hừng hực một sống một chết. Cô
nghiến răng vơ đại cổ một con rắn quật mạnh vào vách hầm, miệng hét lên:
- Chết này!...
Sau tiếng bốp, tiếng “chết này” là toàn thân
con rắn nhũn như dọc mùng thối, máu ứa ra từ mũi, từ mồm.
- Bốp – Chết này – Một con
nữa đi chầu ông vải.
- Bốp - Chết này – Con nữa nằm chảy thượt.
- Bốp – Chết này! …
Bốp – Chết mở cho Pham
đường sống, dồn lũ rắn vào đường chết.
Bốp – Chết làm cho Pham sức
mạnh, cảm giác được sát sinh dâng lên ngùn ngụt.
Pham đang hứng khởi đến man
dại với trò chơi bốp - chết thì một người đàn ông cởi trần đóng khố ào vào.
Người đàn ông đó là bố chồng Pham, lão đang quăng chài bên bờ suối, thấy thần
Rồng bò đến, lão cuống cuồng quẳng chài, quẳng giỏ chạy ngược lên. Đôi chân chó
thuận đường nhanh chóng đưa hắn chui vào hang tránh thần của nhà mình. Vào
trong hang, lão rùng mình khi nhìn thấy bầy rắn lúc nhúc ngóc đầu dưới chân còn
con dâu lão đang hăng hái chiến đấu với bầy rắn. Theo bản năng của kẻ cùng đường và được bản
anh hùng ca bốp - chết của con dâu tiếp sức, lão tựa lưng vào Pham rồi quào tay vớ đại một con rắn vung tay ném
mạnh.
- Bốp – Chết này – Một con
rắn bị quật vào vách hầm chết tươi.
- Bốp - Chết này... chết
này…
Cũng như Pham, sau mỗi
tiếng gào của lão là một con rắn hồn lìa khỏi xác.
Bên ngoài hang, thần Rồng
đang thích thú với việc chầm chậm bò qua rừng, núi, sông, suối.
Bên trong hang, có thêm
người chiến đấu với bầy rắn, Pham càng vững tin hơn, bạo liệt hơn, trò bốp –
chết càng mau hơn.
Bên ngoài, nước suối, nước
sông, cây cối, cát sỏi, những con vật không kịp chạy bị thần cuốn vào bụng quay
tròn như trong cối xay lúa, vạn vật chưa kịp tiêu hóa đã tuột khỏi bụng thần
rơi rào rào xuống đất, ngổn ngang thành vệt.
Bên trong, bản hòa tấu bốp – chết làm cho nền
hang ngập trong xác rắn, máu rắn, dớt rắn lùng nhùng.
Khi bầy rắn không còn con nào cất đầu lên
được, hai người hứng khởi quay mặt lại với nhau.
- Trời ơi! - Pham kêu lên
thành tiếng. Bây giờ cô mới nhận ra người đứng giáp mặt với cô là ông bố chồng.
Như như một chiến binh vừa chui ra khỏi cuộc chiến giáp lá cà, trên người lão
chỉ mặc độc một cái khố sờn, máu rắn, dãi dớt rắn phủ khắp những mảng da trần
đen bóng.
- Trời ơi! Bố chồng Pham
cũng ớ người trước vẻ đẹp lộng lẫy của con dâu. Lão biết Pham đẹp. Có đẹp lão
mới lấy về làm dâu, nhưng lão không ngờ con dâu lão đẹp lộng lẫy đến thế này.
Và nữa, cũng như lão, Pham vừa chui từ trong trận chiến với bầy rắn ra, hào khí
của chiến thắng còn phừng phừng trong mắt, trong da. Con rắn hổ mang chúa trong
người lão trỗi dậy đòi quyền sống. Cái đầu rắn, thân rắn lực lưỡng, cứng như
thép của hắn đội lên dứt đứt dây khố, bật ra như cái bẫy cần. Lão thoáng ngần
ngừ rồi hai mắt trợn ngược, hai hàm răng nghiến chặt, hai tay kẹp cứng cái thân
hình nõn nà còn loang lổ máu rắn của con dâu.
Bất ngờ làm cho Pham chết
lặng người. Cô cố vùng vẫy, nhưng càng vùng vẫy người cô càng lún sâu vào lầy
thụt. Hai đùi cô khép chặt chống đỡ song dãi rắn trên đùi, trong cái hang thăm
thẳm cứ dần dần dẫn đường cho con rắn chúa chui sâu vào trong da trong thịt.
Pham run rẩy lả đi.
Bố chồng Pham đỡ Pham nằm
xuống cái nền hang ngập trong xác rắn, bản anh hùng ca bốp – chết tiếp tục tấu
lên cho đến khi cô lịm đi trong đau đớn và tội lỗi.
Pham nằm lịm đi giữa đống xác rắn không biết
đến bao lâu cho đến khi một luồng ánh sáng chiếu vào cô mới bừng tỉnh. Cô rùng
mình, quanh cô xác rắn, máu rắn, nhớt rắn tanh tưởi ngập ngụa.
Định hình được những việc
đã trải, Pham như người vừa chui ra khỏi địa ngục, cô lảo đảo ra khỏi hang
trong đau đớn, tủi hổ, ngượng ngùng bóp nghẹt. Trong nhập nhòa, chới với, cô
hoa mắt. Trước mắt cô là mấy cái sào dài treo đầy rắn. Hàng trăm con rắn bị
treo cổ. Con chảy thượt như sợi dây thừng bện bằng tơ. Con báo hiệu sức tàn của
mình bằng cách vặn vẹo, ngọ quậy. Con, hai mắt lồi ra như căm hận, như không
hiểu chuyện gì đang sảy ra. Chui vào giữa cả trăm con rắn bị treo cổ ấy là bố
chồng cô. Đôi mắt lão sáng rực, toàn thân chỉ che hờ cái khố sờn, thân thể bị
kích động như lên đồng. Lão cầm con dao sắc nhọn lách lách lách từng con rắn để
đo độ sống chết. Thấy cái đuôi nào ngoe nguẩy là lão túm lấy, sau nhát xoẹt của
con dao nhọn sắc ngọt là cái mồm tham lam bập ngay vào mút lấy mút để. Máu rắn
phè ra hai bên mép lão. Máu rắn vẽ rồng vẽ rắn con trên cổ, trên ngực lão. Máu
rắn biến nước da màu chì của lão đỏ rực lên như l… phải phát. Ai uống được tiết
một trăm con rắn thì sẽ thọ một trăm tuổi, ngần kia con rắn đã chết một lần lại
phải chết thêm lần nữa để cho lão kéo dài tuổi khốn tuổi nạn bao nhiêu năm
nữa...
Mắt Pham hoa cà hoa cải.
Trời đất, rừng núi quay cuồng, cô bỗng thấy nhói lên ở bụng dưới. Cô sụm người,
cúi gập mình, máu rắn, dãi rớt rắn, dãi dớt từ của quý của lão bố chồng khốn
nạn hòa vào máu của cô thành từng cục máu đỏ lòm, nhầy nhụa, nhớt nhèo trôi
xuống đùi làm cô giật mình. Vậy là đứa con trong bụng cô đã theo dãi dớt rắn
trôi ra. Con trẻ là cục vàng giời ban sau trận mưa đá, là sợi dây rừng nối từ
sự sống này đến sự sống khác. Cô và bố chồng cô đã đang tâm ném cục vàng xuống
vực, đã nhẫn tâm chém đứt sợi dây nối đời nhà họ Lý. Tội này voi dày, thuồng
luồng nuốt...
Pham lảo đảo vào nhà, chui
vào máng nước kỳ cọ cho đến khi người ngợm rực lên mà mùi rắn, mùi nhục nhã vẫn
ám vào da vào thịt. Pham vào buồng nằm vật ra. Với người Dao, sinh nở là duy
trì nòi giống đời đời, kiếp kiếp, là trong nhà có thêm người gánh vác công
việc, là rìu nối thêm cán cho họ tộc,
làng bản. Dẫu là con nghiện thả ba phần tư tính người cho chó ngao nhai nuốt
nhưng khi Pham thủ thỉ chuyện giọt máu đọng lại trong người, chồng cô như phát
rồ. Hắn ấn vội cơn nghiền xuống đáy ruột, chạy vội đi bắt gà làm lễ thông báo
với tổ tiên rồi coi Pham như quả trứng. Từ mầm sống đọng lại tổ tiên họ Lý mới
nhòm ngó đến cô. Có mầm sống nữ thần Phình Miền (nữ thần phù hộ cho sự sinh đẻ)
mới mỗi tháng một lần nhập vào cô làm bạn. Có mầm sống cô mới biết thế nào là
kiêng không đốt củi đằng ngọn, không bước qua chạc buộc trâu, không được nói
tục, không khâu vá quần áo cũ... Mấy năm giời làm chó làm trâu cho nhà họ Lý
đến lúc này cô mới được trở lại làm người, vậy mà bây giờ...
Trong căn buồng chật hẹp
Pham một mình vật vã tức tưởi, day dứt, ân hận, cô chỉ mong chồng trở về để
trút vợi nỗi xót xa, uất ức. Vừa nhìn thấy cái bóng liêu xiêu của chồng từ dưới
suối lên Pham đã vùng dậy chạy lại ôm chặt lấy chân hắn, nước mắt tuôn, lời
tuôn như nước vỡ phai. Chồng Pham bị bất ngờ, hắn ngây người không hiểu. Hắn đá
cô như đá cái thúng rách, nhưng cứ đá ra cô lại nhoài vào làm con vắt bám háng
trâu.
Rồi thì kẻ nghiện ngập cũng kết nối được những
lời lẽ lộn xộn. Những tưởng đau đớn của vợ sẽ kéo tuột hắn vào dòng sông nước
mắt, nhưng không, hắn hết nhìn cô như nhìn con chuột chù phải bả đến nhìn người
mà hắn gọi là bố đang điềm nhiên nhắm rượu với thịt rắn luộc. Hắn chợt hiểu.
Đau đớn, nhục nhã bùng lên, cái máu vũ phu được nuôi dưỡng trong cam chịu, bực
dọc, khinh bỉ cùng máu điên vì mất đứa con nối dõi nhập vào hắn. Hắn lồng lộn
đấm đá mọi thứ trong tầm tay, tầm chân. Hắn tru lên những tiếng dài bất lực.
Hắn vồ lấy Pham, nhấc cô lên như nhấc cái giẻ rách, miệng gầm lên:
- Đồ ống điếu thối tha,
mày, mày làm mất con tao rồi!
- Mày là đồ rắn độc… tao…
tao phải giết mày…
Pham oằn mình chịu trận đòn
thù. Cô liếc ra gian bàn thờ, bố chồng cô vẫn lẳng lặng ngồi uống rượu, coi như
câm, như điếc, như vô can.
Đau đớn trên cơ thể bầm
tím, rách nát không đau đớn bằng nỗi đau từ con tim lá gan trào ra, cô điên
tiết đẩy thằng nghiện ngã ngửa xuống nền nhà, gầm lên:
- Tao làm gì nên tội? Làm
gì nên tội?...
Sự vùng lên của con chó cùng đường càng
làm con hổ chui sâu vào cơn điên, tiếng rỉa rói nuôi dưỡng sự chết chóc phun ra
re ré:
- Mày làm gì à! Đồ chó cái. Chó cái không
cong đuôi lên thì chó đực nào xiên vào được. Mày... mày làm bại hoại cái nhà
này... Mày… Mày…
Lời lẽ độc địa của chồng
thành con dao nhọn nhằm vào tim, vào gan Pham mà đâm, mà ngoáy, cơn giận trào
sôi, cô lao ra chỗ bố chồng, hét lên:
- Tao đâu phải là con chó
để chúng mày muốn làm gì thì làm? Kiếp trước tao nợ nần gì nhà mày thì hôm nay
tao đạp đổ! đạp đổ...
Pham hùng hổ bê mâm thịt ném qua cửa sổ
rồi quay lại đá tung ống rượu.
Bố chồng Pham lặng đi. Chồng Pham lặng
đi, cả hai không nghĩ tới tình cảnh này, cả hai đều quen với cái việc coi cô là
cái giẻ rách, chùi chân hay lót nồi đều cấm được ho he, động đậy. Sau phút ngớ
người, chồng Pham vơ lấy khúc củi còn đang cháy dở trong bếp nhằm vào đầu cô bổ
xuống. Cô tránh được, khúc củi đập vào chân hắn cháy xèo xèo, mùi da thịt cháy
bốc lên khét lẹt. Hắn đau đớn rú lên, quờ vội con dao dài ném mạnh, con dao xẹt
qua mang tai cô. Nhìn con hổ bị cắt dái lồng lộn, cô sợ hãi, nhớn nhác trốn
tránh. Con hổ đuổi theo, vừa đuổi hắn vừa cầm thanh củi phang bừa, mấy cây cột
vừa là vật chịu nạn, vừa đổ thêm dầu vào lửa.
Pham chạy quanh cho đến lúc chồng kiệt
sức cô mới vọt được ra ngoài. Cô chạy thẳng ra bờ suối, coi đôi chân là đôi
cánh bay vèo xuống vụng nước sâu. Vừa may, vừa không may, đúng lúc cô đang giã gạo thì Bắc khoác túi dết đi ngang
qua, anh vội quẳng xà cột, lao xuống túm tóc người bị nạn kéo lên bờ.
Bắc luống cuống vác ngược Pham chạy một
thôi dài mà nước trong bụng cô vẫn không chịu ra. Anh đặt cô xuống, trèo lên
bụng ra sức dận mà thủy thần vẫn ngoan cố. Một tia sáng lóe lên, Bắc vội tụt
quần, quấn ngón tay vào chùm lông đen mượt dứt mạnh, cả một mảng da, lông bật ra,
da thịt ứa máu. Bắc lấy những cái lông quý giá ngoáy vào lỗ mũi Pham. Cách chữa
người chết đuối từ thủy tổ truyền lại thật hiệu nghiệm, không biết sự ngứa
ngáy, cách chữa mẹo hay cái mùi đặc trưng của người đàn ông khác giới làm cho
Pham nhăn mặt, hắt hơi liền mấy cái. Theo sự hắt hơi, nước trong bụng Pham ộc
ra từng đợt.
Khi dạ dày bị lộn trái Pham như lôi được quái
thai nằm lì trong bụng năm năm, mười năm. Người cô nhẹ nhõm, dòng máu trong cô
sôi réo, cô ôm lấy Bắc, trút thống khổ vào anh như đổ đó cá vào giỏ. Cảm thông
với nỗi khổ của Pham, Bắc động viên cô, đưa cô về nhà, anh bắt chồng và bố
chồng cô lập giấy cam kết không được làm nhục cô nữa.
Pham biết ơn Bắc như một vị
cứu tinh. Từ biết ơn đến ngưỡng mộ, đến mê mệt bùa yêu chỉ lằn qua sợi tóc. Cô
như bị anh bắt mất hồn, đêm ngày bị hình ảnh anh ám ảnh đến khổ sở. Song cô xa
biệt, không dám mon men đến gần trụ sở khu vực. Cán bộ nói hủ hóa ngang với tội
trộm cuớp. Trộm cướp với vùng này như cơm bữa, nhưng hủ hóa chưa thấy cán bộ
nào mắc phải. Nếu cô và anh yêu nhau, mối tình ngang trái lộ ra, cái chài rách
vất cạnh đường như cô thì không nói làm gì, nhưng với anh! Anh không đi tù thì
cũng phải vĩnh viễn thay trâu thay ngựa. Cô thương anh thực lòng, ngàn lần cô
không muốn anh phải khổ.
Còn bây giờ... Pham lặng lẽ thở dài. Trong
gang tấc là anh! Anh chững chạc, phong thái, là anh hùng tiễu phỉ, là người
đứng đầu tám xã rộng lớn với mấy ngàn dân. Cán bộ tỉnh, châu xuống xã không có
cái dấu có chữ “Bắc” trên góc giấy tờ thì có vào nhà chủ tịch xã nói vã bọt mép
cũng chỉ uống nước suối rồi về. Cán bộ xã lên khu, lên châu không gặp Bắc thì
coi như đi ruốc cá phải ngày nước lũ... Bắc đã liều mình lao xuống dòng nước
xiết lôi cô khỏi miệng Hà bá. Bắc…. Bắc… Bắc…
Càng nghĩ đến Bắc, Pham
càng xót xa cho thân phận của mình. Nhà chồng có hai người thì hai người
nghiện. Bố chồng và chồng cô kết với nhau thành hai thớt cối ngày đêm nghiền
Pham như nghiền ngô, nghiền đậu. Năm năm cô làm dâu là năm năm luấn quấn, đói
khổ. Cho đến chiều nay… Trong nhộn nhạo người, nhộn nhạo sáng tối, những đau
đớn riêng tư dễ bề khuất lấp, nhưng đối diện với tĩnh lặng, đối diện với chính
mình thì nó lại thành những mũi dao khoét vào thịt, vào da. Pham đưa tay chùi
mắt. Cái quạt trong tay Pham đưa Bắc vào giấc ngủ sâu bao nhiêu thì lòng cô lại
đau đớn bấy nhiêu. Là con một nhà có tiếng trâu ngựa đầy chuồng, thóc lúa đầy
gác, cô tưởng như đời mình quanh năm chỉ gặt hái những mùa vui, vậy mà một
phiên đi chợ, một lần đi theo cái tiêu rỗng, một lần ngang bướng không cần biết
đến lời già, lòng trẻ cô đã chui vào địa ngục trần gian. Trong nhà người Dao ở
Phòng Tô mọi thứ nuôi sống người đều do đàn ông quản lý còn quanh năm suốt đời
công việc cứ nhằm vào những người đàn bà mà thòi ra. Muốn yên chuyện không còn
cách nào khác người đàn bà phải gồng lên dọn việc như dọn cứt. Pham còn hơn
thế. Năm năm trời trong cái vỏ bọc lạnh lẽo, khô cứng, ngày tháng, công việc,
khổ đau cứ lặp đi lặp lại, khát khao trong cô luôn phải ngủ vùi trong cô độc,
không biết chia sẻ cùng ai. Mà cô có chim mồi cá cảnh gì. Sau ngày cưới hoàn
cảnh nhà chồng buộc cô phải thích nghi với lam lũ như lũ ếch nhái thích nghi
với vũng lầy. Việc nhà, việc nương ruộng là lửa, là khói, ám mãi vào rồi thành
quen, thành phận sự, nhưng hầu hạ hai ông nghiện trong cái nhà rỗng thì đúng là
không sức nào chịu nổi.
Đã có lúc Pham nghĩ tới cái
chết. Chết thì dễ thôi. Cho một nắm lá ngón vào mồm, ực một cái là xong. Ra bờ
vực nhắm mắt, bịt tai, co chân lên là tan xương nát thịt. Vào rừng, thò cổ vào
một trong muôn cái thòng lọng rủ sẵn là hồn về giời, xác về đất… Biết bao cách
để chết, nhưng người chết rồi có được giải thoát khỏi miệng thế gian hay không?
Chết không hợp lẽ, không chúa trời, tổ tiên chấp nhận, hồn ma sẽ suốt đời lang
thang, đói rét, không được bay lượn trên vương cung thánh đường, không được đầu
thai kiếp khác. Và nữa, những người thân như bố mẹ, anh em, cháu chắt người
chết suốt đời phải day dứt ân hận. Và nữa… Và nữa… Chuyện chồng vợ đã mọc rễ
trong người thì đành phải nương theo nó suốt đời. Những day dứt, nghĩ trước,
nghĩ sau đã nuôi giữ Pham, đã cho cô sức lực để cộng ngày cộng tháng, chính lần
bột phát chết không thành cùng sự ngưỡng mộ hướng về người cứu mình đã neo giữ
cô trong cuộc đời này.
Phạm lại lặng lẽ thở dài. Sau buổi Bắc cứu cô,
đưa cô về nhà. Trước uy lực, rõ trắng rõ đen của anh, bố chồng, chồng cô hậm
hực ấn cái máu vũ phu, ti tiện vào xó
bếp. Những ngày sau đó, dẫu chưa được làm con chim sổ lồng song cô đã trở lại
chính mình, cô không phải chịu những cú đấm, cú đá vô tội vạ.
Đêm đã về khuya. Trong rừng
chim từ quy đang tự cắt gan cắt ruột thả vào đêm một cách nhẫn nại. Ngay cạnh
Pham, người đàn ông thường ngày cô chỉ dám nhìn từ xa đang chui sâu vào giấc
ngủ. Hơi thở của anh đều đều quyến rũ. Da thịt của anh nồng nàn mê hoặc. Bóng
đêm, sự vắng vẻ đến rợn người đồng lõa với sự nổi dậy của con tim lá gan…, tất
cả cứ thúc lên đòi cô nổi loạn. Con gái thường bị mặt trời đốt từ bên ngoài,
đàn ông đốt từ bên trong, sự nung đốt theo đuổi, làm khổ họ cả đời. Con gái
sinh vào đêm trăng rằm còn hơn thế. Cái nóng trong người không chỉ dâng lên theo độ nóng của mặt trời
mà còn dâng lên theo độ nóng của mặt trăng. Pham sợ những mùa trăng như cây non
sợ lửa. Đêm trăng nào cũng vậy, khi ánh sáng trắng ngời ngợi phủ lên khắp núi
khắp rừng là da thịt cô cựa quậy đòi bật tung áo quần. Mặt trăng càng tỏ, càng
đĩ thõa thì cô càng phải chống đỡ vất vả. Nóng từ bên trong bung ra, bên ngoài
táp vào làm cho người ngợm cô rần rần, chân tay muốn đập vỡ, đạp nát một cái gì
đó. Từ khi biết đến hơi đực cái thì nó càng bùng lên, thiêu đốt cô dai dẳng.
Nhà cô ngăn cách với ngoài giời bằng phên vách. Phàm là đan phên nóng mốt thì
phải dùng loại nứa mỏng, nứa già, nhỏ mới kín, song bố chồng Pham lại đan vách
bằng cây mai già đập dập. Thân cây mai dày cả đốt ngón tay nên cố ken đến mấy
vẫn rỗng rễnh. Ban ngày, ánh nắng chan hòa, trong nhà cũng như ngoài sân. Ban
đêm, cứ đến mùa là ánh trăng tung hoành khắp ngõ ngách. Mỗi khi cái bánh xe ánh
sáng trắng lạnh bò lên khỏi đỉnh núi là ngực Pham lồng lên, càng lên cao, bánh
xe càng chà xát, càng làm cho người ngợm cô nhức nhối.
Pham nhìn trăng, nhìn Bắc,
rùng mình. Bên ngoài cửa sổ trăng rừng hoang dã tung hoành không cần biết làm
khổ ai, sướng ai làm cho cô rạo rực như lên cơn sốt. Mùi của những sợi lông lấy
từ một phần cơ thể của anh ngoáy vào mũi cô hôm nào lại dâng lên ngầy ngậy.
Pham run lên, cô muốn lột phăng quần áo anh ra để xem mảng lông anh dứt ra chữa
cho cô khỏi chết nước đã mọc lại chưa. Cô nghe nói cái đó của người Kinh quanh năm được ướp trong mấy lượt vải nên lúc
nào cũng đỏ như da em bé, lông lá xanh đen, mượt mà như nước suối. Giá mà bây giờ... Giá mà... Trời ơi! Nếu
không bị con ma nhà chồng gắn chặt, nếu không bị luật tục bịt kín đường về thì
cô sẽ rũ bỏ tất cả, cô sẽ làm con đại bàng giữa bầu trời cao rộng.
Pham lại lặng lẽ thở dài.
Ngày Pham lên ngựa về nhà
chồng, cái khăn màu đỏ đang đội trên đầu cô rơi xuống vũng trâu đằm. Như có ma
trêu quỷ kéo, vừa rơi xuống vũng cái khăn đã chìm nghỉm trong bùn, trong cứt
đái. Cùng với tiếng kêu thảng thốt, lo sợ của mọi người là tiếng chim lợn kêu
như như xé vải, mặt trời đang tươi như hoa chui vội vào đám mây đen như đổ
chàm. Chẳng biết ông mặt trời đánh nhau với mây gió thế nào mà chỉ một khắc sau
chui ra đã thành một cái nong máu. Mọi người nhìn giời, nhìn đất lo sợ. Một
thanh niên được sai xuống vũng mò khăn. Chiếc khăn được mò lên nhưng cả khăn
lẫn người đều không sao gột được màu đen kịt như nhựa bám. Cái khăn màu lửa
trên đầu đàn bà con gái người Dao là tượng trưng cho cái đẹp, cho sự sinh sôi,
cái khăn biến thành màu chết chóc cảnh báo điềm báo điềm gì? Ma rừng, ma núi,
quỷ sứ ám vào khăn để hại ai đây? Cả nhà trai, nhà gái tím mặt lo sợ. Một đống
lửa được đốt lên, từng người, từng người luồn cái khăn qua háng đuổi vía, người
cuối cùng chưa kịp cho cái khăn đi qua chỗ ô uế thì một con quạ sà xuống quắp
lấy rồi bay vụt lên trời xanh khiến ai nấy thất kinh, ai cũng linh cảm tai họa
đang ụp xuống đầu mình.
Pham lặng lẽ bỏ ra ngoài.
Trời se se lạnh. Hơi ẩm
toát ra từ da thịt của rừng hòa quyện với muôn giọt nước ly ti từ trên trời sa
xuống làm cho núi rừng chìm trong một
màu trắng đục. Cảm giác bình yên luồn lách qua tĩnh lặng, sương khói làm lòng
Pham dâng lên cảm giác dễ chịu, cô hít hà hơi sương như trẻ nhỏ.
*
*
*
Bắc tỉnh dậy thì trời đã tảng sáng. Không
gian trong trẻo, tĩnh lặng dịu dàng, những ngôi sao mờ dần rồi tắt hẳn. Mặt
trăng nhợt nhạt, buốt lạnh như được vớt lên từ lòng suối rơi dần xuống đỉnh núi
phía Tây. Phía Đông bầu trời vừa hồng lên đã bị những núi mây ùn ùn kéo tới che
lấp, phá phách, song những ánh sáng vẫn lọt qua kẽ liếp, tràn qua khung cửa sổ
soi tỏ căn buồng.
Bắc chợt giật mình, trên cái giường đối diện,
Pham đang nằm trễ nải. Anh ngỡ ngàng rên
lên. Trời ơi! Pham! Người
trước đây anh đã một lần chạm da chạm thịt, người đã làm anh mất ăn mất ngủ bao
ngày đang trong tầm tay với. Pham ơi!
Cái buổi chiều sơn cước chết người ơi! Pham có biết từ hôm anh cứu em, sau
nghĩa vụ, phận sự chở che là dư âm của khát khao được chung đụng thân xác với
em không? Pham ơi! Pham có biết da thịt, hơi hướm của em ám ảnh anh đến mức mấy
lần anh đã định bắn chết hoặc chí ít cũng bỏ tù cái gã gia trưởng độc đoán mà
em gọi là chồng rồi lấy em về nuôi bếp lửa không?
Bắc lắc lắc cái đầu, cố đuổi cái ý nghĩ náo
loạn ra khỏi trí não, song cặp mắt không rời nổi hai bầu vú như cái bát
tô đầy căng trong lớp vải chàm đang phập phồng mời gọi.
Nàng kia! Nàng đã lôi ta ra
khỏi miệng của gã thần chết chết tiệt, suốt đêm qua nàng đã săn sóc ta như
người mẹ chăm sóc con.
Nàng kia! Vậy là ta cứu
nàng, nàng cứu ta. Tình cờ hay định mệnh? Duyên số từ kiếp trước hay khổ ải,
đày đọa đưa nàng đến với ta? Dù ngẫu nhiên hay sự sắp đặt của tạo hóa thì ta
cũng cám ơn trời đất dun dủi cho ta được gặp nàng.
Nàng kia! Người nàng
tựa cái bếp ủ than hồng, tựa quả núi lửa đang ủ.
Nàng
kia! Cặp môi nàng mấp máy một
cách vô thức, hơi thở nàng run rẩy như cơn gió
sớm mềm mại.
Bắc nôn nao như người trúng gió. Sự khoái cảm của đàn ông dễ đánh thức
nhất về ban sáng. Lúc đó đất trời tinh khôi, phần Dương trỗi dậy dần dần lấn át
phần Âm. Tiềm tàng sức lực cùng với sự ấm lên của trời đất, của con người được
nhân lên trong từng mạch máu, nhất là khi được sự vắng vẻ, tiếng chim hót,
tiếng gió ru, tiếng cây rừng đồng lõa. Đầu óc Bắc mụ mị, bàn chân Bắc lẩy bẩy
lết dần về phía Pham. Hương thơm từ da thịt Pham toả ra ngầy ngậy, đẩy sự khát
khao dâng lên ngùn ngụt, Bắc từ từ gục mặt vào bàn tay xinh xinh, lịm đi.
Pham từ từ tỉnh giấc, từ từ
cảm nhận sự êm ái, cô chờ đợi giây phút này từ kiếp trước mất rồi. Trong đê mê
cánh tay phải của cô cử động rồi kết hợp với cánh tay trái vít đầu Bắc vào bộ
ngực nóng sực của mình. Hai bầu vú cô động đậy, hai cái nhũ hoa ngỏng lên hút
hồn Bắc, anh lóng ngóng lần giở từng nút áo cô rồi vục mặt vào giữa hai khe vú.
Những giọt nước mắt sung sướng trào ra, vỡ oà trên miền da thịt mềm mại, phấn hứng
dềnh lên, Pham lựa chiều cởi bỏ những gì vướng víu trên người, phơi bày những
gì có thể được ra trước mắt Bắc.
Bắc lặng người, lần đầu
tiên mắt anh được chiêm ngưỡng tòa thiên nhiên tuyệt mỹ. Lần đầu tiên anh ngộ
ra lâu nay mình chui trong vũng bùn giờ mới được ngoi lên mặt nước. Hay lâu nay
anh đang lần mò giữa sa mạc khô khát giờ mới được chui sâu vào mạch nước ngầm
trong mát.
Pham
đẹp, cái đẹp lồ lộ trong từng nét dáng, cử chỉ. Cơ thể hoàn mỹ của Pham không
chỉ khuấy đảo thị giác, khiếu giác, mà nó còn làm tê liệt mọi cử động của Bắc.
Trong tình ái, mê muội và sôi sục song hành, nó dẫn con người vào trạng thái
chông chênh, hút nhau như nam chân hút sắt, hai người nhẹ nhàng dẫn nhau đi sâu
vào miền cực lạc.
10
Dùn vừa ra khỏi thị trấn Phòng Tô đã thấy Sắn
đứng đợi từ bao giờ. Anh giật mình, từ ngày gặp Sắn trong lễ cấp sắc cho con,
anh đã cố tránh con người nửa rắn nửa quỷ này, nhưng lần nào ra khỏi xã là anh
gặp hắn, hoặc gặp người của hắn đợi sẵn.
Dùn sợ Sắn. Sợ thực sự. Ban
đầu nỗi sợ còn vu vơ, sau anh luôn phải sống trong cảnh ám ảnh, bứt rứt, khó
chịu. Nỗi sợ len lỏi ngày, len lỏi đêm, cuối cùng biết không thoát nổi sự kiềm
tỏa, lôi kéo của Sắn, lúc nào anh cũng thấy mình đang chênh vênh bên bờ vực
thẳm. Mỗi lần bước ra khỏi nhà anh lại hốt hoảng trông trước trông sau như bước
trong rừng hổ. Hổ còn sợ người, người còn biết lối tránh hổ, còn người sợ người
thì cái án chết lơ lửng trên đầu, bất cứ lúc nào cũng có thể làm mồi cho chết
chóc.
Dùn lẽo đẽo theo Sắn vào
cái nhà tuyềnh toàng như cái lều ruộng ở đầu bản.
Thấy hai người, chủ nhà vội
vã bảo ba đứa con chia nhau chạy ra rừng nghe ngóng, còn mình lặng lẽ nhóm lửa.
Sắn bảo:
- Không phải cơm rượu gì
đâu, bọn tao làm một tảo xong là đi thôi.
Như theo thói quen, chủ nhà
lặng lẽ vào cái buồng tối như hũ nút thu xếp bàn đèn, tẩu, thuốc, rồi quay ra
thủng thẳng:
- Xong rồi đấy.
Sắn bảo:
- Tốt rồi, mày ra cửa nghe
ngóng, có động thì đánh tiếng, chúng tao sẽ chuồn ra cửa sau.
Chủ nhà lẳng lặng làm theo
lệnh Sắn, hắn cầm dao ra đầu hồi ngồi tỉ mẩn vót nan song tai mắt để cả ra
rừng, ra ngõ.
Dùn lụt cụt đi theo Sắn,
hai người trèo lên cái phản gỗ, nằm châu đầu vào cái đèn mỡ lợn. Mùi khói, mùi
ẩm mốc, mùi của bóng tối lưu cữu quyện vào nhau, mới gặp thì lờm lợm, nặng nề,
quen rồi thấy ngòn ngọt, dễ chịu.
Sắn vê vê mồi thuốc, ném
phập vào miệng tẩu rồi đưa cho Dùn:
- Hút đi. Không cướp lại
được chính quyền thì không còn được hút nữa đâu.
Dùn không cưỡng được hương
vị ngầy ngậy quyến rũ của điếu thuốc phiện bén lửa, không cưỡng được lệnh của
Sắn, anh lặng lẽ bập mồm vào chuôi tẩu.
Dùn đang đắm chìm mình
trong khoan khoái, thỏa mãn thì Sắn hỏi:
- Vừa lên châu nhận chỉ
tiêu thu thuế hả?
Dùn uể oải:
- Ừ, năm nay bắt thu căng
lắm, năm ngoái được mùa còn trầy vẩy, năm nay không biết thu thế nào đây!
Sắn thong thả rít thuốc,
thong thả thả lời nói vào chỗ không người:
- Đấy mới là cái đích của
ta. Chính quyền thu thuế nhẹ hơn chúa đất nhưng lại thu một lần vào sau mùa thu
hoạch. Chết là chết ở chỗ ấy. Ngô thóc về chưa ấm sàn, lợn gà vừa mới trơn lông
đỏ da đã bị san vợi non nửa, đã thế phải lo chuyện tết nhất, cưới xin, ma chay,
toàn những việc trọng đại, việc cần có cái cho vào nồi vào chảo mà bị rút ruột
thì ai mà không xót.
- Nhưng dân đen giờ vẫn
yêu, tin, hy vọng vào chính quyền, tôi thấy việc mình đang làm như lấy cát bịt
mỏ nước.
- Cát gì, nước gì, dân
chúng đang yêu, tin, hy vọng vào chính quyền không phải từ lòng thực, mà là
đang yêu, đang tin cái bánh vẽ. Chính quyền đã có gì để mà yêu, mà sống chết,
nhưng cái bánh vẽ của nó thì hấp dẫn đấy. Nào thì độc lập tự do này. Nào thì
không có áp bức, bóc lột này. Nào thì ông nông dân có thể ngồi lên đầu ông vua
bà chúa này… Trâu bị bỏ đói ba ngày dắt ra ruộng mạ non con nào chẳng lao đến
chí chết nhưng giải phóng mấy năm rồi mà chúng đã làm được gì?
“Đúng là mừng giận, buồn
vui, tốt xấu ở cả nơi miệng lưỡi, thổi vào tai lời tốt thì được tốt, thổi vào
tai lời xấu thì được xấu.” – Dùn thầm nghĩ.
Như đọc được ý nghĩ của
Dùn, Sắn thủng thẳng:
- Tôi biết ông đang nghĩ
gì, tôi không phải là thần thánh, tôi là con người, tôi đang ở giữa vòng tục
lụy, tục lụy bao giờ cũng đặt cái lợi lên bàn thờ, mà muốn lợi thì phải xóa đi
giới hạn của phải trái, tiến tới cái đích cần đạt.
Dùn nhìn Sắn e ngại rồi thốt lên:
- Nhưng khi qua thác phải
tính đến thuyền, đến mảng. Mình quân không, tướng không, có mấy thằng sống chui
sống lủi mà chống lại cả một chính quyền thì khác gì lấy trứng chọi đá.
- Nhưng ta có dân. Có dân là có tất cả. Với dân đen ta lấy yêu, lấy lợi nhử là tất theo; lấy khen lấy chê mơn trớn là tất ngủ; giả lấy đức làm trọng, lấy hòa làm gốc, lấy dọa nạt làm sợ
hãi, dẫn được vào mê hồn trận rồi thì đánh một tiếng trống chỉ xuôi là chạy
xuôi, chỉ ngược là chạy ngược.
- ....
- Bọn tôi đã chuẩn bị cả rồi. Có cương lĩnh, chính
sách, có tập hợp lực lượng đàng hoàng, không gì thu hút con người bằng cách bắt
chúng đổ xô vào cái danh, cái lợi.
- ...
- Cái danh, cái lợi có thứ
sờ thấy được, bắt lấy được, có cái lơ lửng trên đầu, có cái làm cho người ta
vui sướng đến điên loạn. Ta đưa ra chiêu bài ai cũng có phúc có phần, kẻ ham hố
hứa cho quyền lực, tiền bạc, kẻ đói cơm, đói chữ hứa cho cơm áo, học hành, kẻ
khát tình cho tự do nam nữ…
- ...
- Còn nữa, ta sẽ đưa độc
chiêu dân tộc, tín ngưỡng lên hàng đầu, toàn những cái bọn chính quyền đang cố
công cố sức thực hiện. Nghiệp chúng đeo đuổi lớn như rời núi lấp sông, nhưng
gốc không, rễ không, việc, cái mới nghe bằng mắt, cái mới thấy bằng tai, nên
càng cố chúng càng như thả muối xuống sông.
- …
- Tôi nhắc lại: Phải học
bọn Việt Minh. Chúng cố công lợi dụng bọn cùng khổ, ta cũng phải cố công giữ
lấy bọn cùng khổ. Chúng bảo bọn cùng khổ: Đứng lên chiến đấu giành tự do, nếu
mất chẳng mất gì, nếu được được tất cả - Chúng đồng lòng như ruốc cá trên suối;
Làm thay đổi cuộc sống ở đất này là thay đổi cuộc sống của chính mình – Chúng
hăng hái như mổ lợn tết; Phải thấy cuộc sống hiện nay là tù đày, giam hãm –
Chúng lăm lăm đánh phìa tạo, lăm lăm rỡ bỏ bàn thờ tổ tiên..., chúng làm được
thế, tại sao ta không làm được thế.
- ...
- Phàm là người dẫn dắt
phải nhớ điều cốt yếu là làm sao cho cả thiên hạ lao theo hướng mình chỉ.
- …
- Trong cuộc đi săn tập thể
dù có thú hay không có thú song hễ có tiếng súng nổ là cả chó lẫn người đều bị
hút vào chỗ đùng đoàng. Lấy nhân nghĩa làm phương tiện, tục lệ làm nền móng,
lợi lộc để mua chuộc, dọa nạt, cảnh báo để lừa bọn người quanh năm mặt dòm đất,
đít dòm trời có khó gì…
- Nhưng nịnh nọt lấy được
lòng dân chúng một lúc song lại nuôi cái vạ ỉ lại mai sau – Dùn phản kháng yếu
ớt.
- Giời ơi là giời! – Sắn
kêu lên sảng khoái – Khi được chính quyền trong tay thì làm gì hay không làm gì
là ở mình. Khi ấy đám dân đen, giặc cỏ không súng ống, không quyền thế trong
tay, cho sống được sống, cho chết được chết. Thôi, ta làm tảo nữa rồi bàn tới
những việc phải làm.
Dùn bị Sắn thuyết phục hoàn
toàn, anh biết từ nay mình chỉ là cái gậy trong tay quỷ dữ
mà thôi.
*
* *
Mặt trời từ từ xuống núi.
Đã đến giờ gà tìm chuồng, chim tìm tổ, người
kết thúc một ngày cực nhọc trở về hang ổ của mình. Đã đến giờ cụ giáo Triệu
trèo lên cái sàn đầu hồi điểm người, điểm trâu ngựa.
Nhà cụ giáo ngũ đại đồng
đường.
Ở cái vùng loạn lạc liên
miên, canh tác nương rẫy theo kiểu hưu canh như Sín Chải thì nhà cụ giáo độc
nhất vô nhị. Người Dao đỏ sinh sống nhờ rừng, nhờ nương rẫy là chính. Một mảnh
nương làm được bốn năm vụ là đất bị khô cằn, màu mỡ bị mưa gió bóc dần, đá mọc
cao, lúa ngô lười cho hạt, lúc đó chủ cho nương nghỉ vài vụ, khi cây cối xanh
tươi trở lại, độ mùn, độ xốp cao họ mới quay trở lại trồng cấy tiếp. Canh tác
hưu canh kéo theo người hưu canh. Nơi ăn chốn ở tạm bợ. Chăn nuôi, trồng trọt
tạm bợ. Con cái mười bốn mười lăm tuổi
là dựng vợ, gả chồng, làm cho một cái nhà nhỏ, cắt cho mấy mảnh nương rồi khóa
to chìa to, khóa bé chìa bé, cứ thế mà tự lập, mà sinh sôi nảy nở. Nhà họ Triệu
khác, thêm người chỉ được phép thêm buồng, thêm giường, thêm bát, thêm đũa. Cây
cột cái Triệu Giáo Choong còn sống thì người và vật nhà họ Triệu chỉ được phép
cộng vào chứ không được phép chia ra. Chính vì thế mà nhà họ Triệu bề thế, đông
đúc, giàu có nhất vùng. Người: già trẻ lớn bé hơn bẩy chục. Ruộng nương: mấy
trăm cân giống chưa quãi kín đất. Trâu ngựa: chật cả hai dãy chuồng dựng đối
mặt với nhau như trại lính. Gà vịt: quãi thúng ngô quay đi quay lại đã không
còn một hạt. Cả vùng: được mùa dân bản mang ngô lúa đến nhà họ Triệu đổi chác,
mua bán; mất mùà mang tải đến nhà họ Triệu vay mượn. Nhà họ Triệu có hơn hai
mươi người đàn ông ở tuổi gánh vác được việc nhà việc bản thì cả hơn hai mươi
người đã qua lễ cấp sắc. Về mặt Âm: người ít nhất cũng có ba mươi sáu âm binh.
Về mặt Dương: người nào cũng được công nhận đã qua tu luyện để làm tròn được
bổn phận với mình, với gia đình, cộng đồng.
Trên cái sàn lát gỗ sến
dựng giáp cái cổng đá dẫn vào nhà họ Triệu cụ giáo ung dung tự tại như con hổ
đầu đàn chờ điểm con cái cháu chắt về hang.
Trên ba ngả đường rừng chụm
lại, những con ngựa hớn hở gõ móng cồm cộp bước qua cái cổng đá. Tiếp theo sau
chân ngựa là những con trâu béo nục đủng đỉnh từng bước, từng bước, những con
chó lăng xăng chạy trước, chạy sau. Đằng sau trâu, ngựa là mấy chục con người
lớn có, bé có, già có, trẻ có lục tục nối đuôi nhau. Cũng như những người Dao
khác, người nhà họ Triệu có thói quen sáng đi mang trên người những thứ giúp
cho việc vào rừng, lên nương, xuống ruộng; chiều về mang những thứ về nuôi bếp
lửa. Trên lưng, trên vai, trên tay người nào cũng có thứ gì đó, hoặc là bó củi,
hoặc là gùi rau lợn, gùi măng. Trên lưng con ngựa nào cũng lặc lè cái mã làn
ngô, thóc hoặc cỏ ngựa…
Bốn mươi sáu người nhà họ
Triệu đã chui qua cái cổng đá, còn lại một người duy nhất là Dùn chưa thấy mặt.
Cụ Triệu như thấy cái gai
nhoi nhói xói vào lồng ngực.
Từ ngày thằng cháu nội gặp
lại cái thằng lê la mồm nhọn, lời ngon ngọt lòng lá ngón Triệu Tá Sắn, cụ cảm
thấy nó đang tuột khỏi tay cụ để lao vào vòng u tối. Cụ không hùng tâm tráng
khí gì nhưng đã trải qua gần một trăm mùa sấm đẻ, nhìn giời biết giời nóng giời
lạnh, nhìn đất biết đất trôi, đất ở, nhìn cây biết cành sâu cành khỏe. Bao năm
làm cây cột cái của nhà này, bản này cụ luôn luôn là chỗ dựa, là ngọn đèn cho
trẻ già, trai gái trông vào. Nghe cụ thì có con đường sáng, tuột khỏi cụ là đi
vào mê muội, khổ ải. Năm một chín bốn tám, tuột khỏi cụ, thằng Dùn cùng hơn
chục con cháu nhà họ Triệu theo mấy thằng thổ ty người Thái tranh cướp thiên hạ
khiến cả nhà này bị coi là nhà hủi. Năm một chín năm ba, tuột khỏi tay cụ, đàn
ông trai tráng bản này nghe theo bọn Pháp, bọn đặc vụ Tàu Tưởng đã cùng gần một
ngàn tên phỉ người Hmông, Dao, Thái, Phú Nả cầm súng rùng rùng đánh chiếm Lở
Thàng, Tam Đường, Phin Chải, Sùng Phài..., tưởng một sớm một chiều nghiền nát
Việt Minh như nghiền ngô, nghiền gạo, ngờ đâu vấp phải một loạt boong ke du
kích và bộ đội địa phương phải chững lại, đến khi phải đối mặt với bộ đội chủ
lực thì thành bọt trong thác.
Là người ăn cơm nhiều mâm,
uống nước nhiều bản, chỗ trong chỗ đục, chỗ ngọt, chỗ tanh cụ giáo đều hiểu.
Triệu Tá Sắn là ai cụ quá hiểu. Trong lúc thời cuộc đêm chưa qua, mặt trời chưa
tỏ, thằng Dùn gặp gỡ, nhỏ to với Sắn, trước là họ Triệu mất người, sau là mất
nhà, mất bản. Vạn vật đều cần phải có giềng mối, trên dưới. Không giềng mối,
trên dưới thì hổ quét đuôi, liếm mép giữa chợ. Không giềng mối, trên dưới, mỗi
năm giời làm đôi trận lũ, mỗi vụ một lần
loạn cào cào châu chấu thử hỏi người có còn là người, vật có còn là vật.
Cụ giáo cố nén tiếng thở
dài.
Như hạt cái lựa chiều từ
lâu cụ đã xa hẳn bụi trần, thoát khỏi vòng danh lợi, lấy dung nạp là việc
trọng, lấy lòng thương người mà làm người trải chiếu khắp chợ. Với lối sống này
cụ đã tránh được hệ lụy, tránh được nóng lạnh ở đời. Nhưng còn sống thì còn
phải làm, phải ngẫm nghĩ, thấy việc phải mà không theo thì không thể coi là
biết, thấy việc trái mà không can thì không phải là người. Người Dao đỏ luôn có
một ý niệm lấy chữ tâm, chữ đức làm trọng, không muốn va chạm đến người khác,
và ngược lại người khác va chạm, gây sự với mình thì tìm mọi cách để lánh xa ra
hoặc di dịch sang nơi khác, tính cách ấy đã thành dòng, thành dõi, truyền từ
đời này sang đời khác. Thời buổi nhộn nhạo, thấy hổ gầm hươu nai cũng nhảy
cẫng, chúng muốn thay đổi xã hội ư! Thay đổi là tốt rồi, nhưng thay đổi thế
nào? Người Pháp bao năm trời chia ra để trị đã làm cả vùng trong cảnh nồi da
nấu thịt. Người Nhật đuổi người Pháp, ngỡ Phòng Tô được ngẩng mặt với giời, ngờ
đâu quan, lính da vàng cũng cùng một duộc với quan, lính da trắng. Sau người
Nhật đến Quốc dân Đảng Tàu, Quốc dân Đảng ta. Cứ tưởng cái sau hay hơn cái
trước, cuối cùng thì đều là những con sói tham ăn tranh nhau một miếng mồi. Mấy
năm qua, chính quyền dẫu còn có nhiều điều chưa hợp lẽ, nhưng họ đang cố công
làm yên người, yên rừng, yên núi, giờ bọn thằng Sắn, thằng Dùn lại định thay
đổi bằng cách đưa Phòng Tô trở lại thời kỳ loạn lạc, người không ra người, thú
không ra thú, đúng là hoang đường, chỉ lo thắng người thắng giời thì làm sao
nhà yên, bản yên…
Cụ giáo nặng nhọc tụt xuống
tảng đá.
Đến cữ ngày bàn giao sang đêm, giá rét từ trên
trời đã bắt đầu buông xuống, ruột núi bắt đầu phả ra làn hơi buốt giá. Từng vệt
mây mỏng tang dùng dằng nửa đi nửa ở choàng lên dãy Pu Sam Cáp làm cho ngút
ngát của rừng, của núi chìm trong một màu xanh đen mờ nhạt. Bóng tối từ chân
núi đang từ từ bò ngược lên. Đã cuối mùa thu, cây cối giữ lửa, nuôi sức bằng
cách tích nhựa, tích nước, thải dần những chiếc lá già; những con vật tích trữ
sức lực bằng cách lười vận động, con người lo xa bằng cách tích trữ thức ăn,
củi lửa, rau cỏ... Trong mùa hoang vu tất cả đang âm thầm đón đợi một mùa rét
buốt.
Cụ giáo nhìn khắp mênh mông.
Lũ ống, lũ quét đi qua, trong các loài chịu nạn đau nhất là mẹ Núi. Mẹ đang
yên lành nuôi mình, nuôi người, nuôi cây cối, muông thú, dòng sông, con suối, đùng một cái mưa gió,
sấm chớp và những dòng nước hứng chí đua nhau ào qua, từng tảng da, tảng thịt
của mẹ bị bóc ra, cuốn theo đứa con ngạo ngược. Nhưng mẹ Núi là thần, mỗi một
phần nhỏ trong mẹ đều có hồn, nên da thịt của mẹ dù có bị bóp nát ra thành đất,
thành cát, thành sỏi thì vẫn là da thịt của mẹ. Những phần của da của thịt ấy
không tan vào dòng sông mà lựa chiều để chống chọi sau đó lớn dần thành bãi,
thành bờ. Còn con người? Những kẻ trôi theo dòng lũ có cưỡng lại được với giời đất
hay thịt nát xương tan? Những kẻ sống sót liệu có níu kéo được chỗ che thân,
giữ được miếng cơm bỏ vào mồm hay thân tàn ma dại? Làng bản sau lũ nuôi nấng,
gây dựng đến bao giờ mới cho hoa cho quả? Tại
sao chúng chăm chắm vào tham, sân, si đến thế? Chúng không cón nghĩ đến trần
thế xô bồ, trắng đen lẫn lộn mỗi con người cần phải dùng trí lực để tu luyện, để luôn coi trọng điều thiện, xoá đi điều
ác hay sao?
Cụ giáo lại nén ục ức dâng lên trong lồng
ngực. Cụ thấy trước mắt, sau lưng, bên
phải, bên trái mình toàn những việc vừa phải, vừa không phải. Cách mạng đã
khuấy lên ở lòng thúng Phòng Tô này một hồi, song rồi mọi việc lại yên vị như
cũ. Con đường về Sín Chải vẫn những dây gai mọc trùm lối. Những đám mây đen
vẫn làm cái khăn quấn lưu cữu trên đỉnh Phan Si, đỉnh Pu Sam Cáp. Đêm đêm bên
bếp lửa, đám đàn ông luẩn quẩn ôm cái điếu và rì rầm chuyện mùa vụ, săn bắn.
Ngày ngày đám đàn bà vẫn túm tụm xe lanh, quay sợi, đám trẻ con vẫn tự mua vui
bằng những trò chơi từ thủa ông giời làm nên đất, nên nước. Con người mong được
tích trữ của cải, tích trữ nhân đức nhưng cũng mong được đổi đời, được thể hiện
chí mình, lực mình, liệu cách mạng có làm được như lời họ hứa hay chỉ để vui
tai vui mắt mà thôi.
*
* *
Triệu Tá Dùn len lén đẩy
cửa bước vào nhà.
Nhà họ Triệu làm theo kiểu
nhà truyền thống của người Dao đỏ. Nhà nửa sàn nửa đất, lưng dựa vào núi, mặt
trông ra suối, song vững chãi và bề thế hơn bất cứ ngôi nhà nào trong vùng. Nhà
có hai cửa. Cửa chính đi vào đầu đốc phía Tây, cửa phụ đi ra đầu đốc phía Đông.
Từ đầu hồi này sang đầu hồi kia dài hơn bẩy chục bước chân. Cột, kèo, xà dọc,
xà ngang làm bằng lõi gỗ lý, mái lợp bằng gỗ pơ mu, vách lịa ván gỗ dổi, toàn
loại gỗ mối mọt mài mòn răng ngồi khóc, mưa nắng bám ngoài.
Ngôi nhà đến đời Dùn là đời
thứ bẩy, tức tuổi của nó đã hơn gấp ba lần tuổi Dùn. Già, nhưng càng già càng
khỏe. Cột, kèo, xà dọc, xà ngang, ván vách ăn hơi người, khói bếp, ăn ngày, ăn
đêm đen bóng như sừng. Trên mái gỗ rêu bò lan từ tấm lợp này sang tấm lợp khác.
Rêu, mái giữ mùn, giữ đất. Những hạt cỏ, hạt cây gió đưa, chim, chuột thải như dương sỉ, tàu bay, cỏ, lau lách mọc um
tùm khiến ngôi nhà tùm hum như quả núi. Xuyên dọc ngôi nhà, nửa phía ngoài là
sàn gỗ, dùng để tiếp khách, dạy học của cụ giáo, ăn uống của những người đàn
ông; nửa phía trong là nền đất, gồm ba gian giữa đặt bàn thờ, các gian còn lại
chia ra làm buồng, làm bếp; một dãy cửa sổ dọc theo sàn gỗ nhìn ra suối, ra
ruộng. Gian nhà đầu hồi phía Đông ngày đêm đón nước từ năm cái lần như năm con
rồng rút nước từ ruột núi chảy vào năm máng gỗ như năm con thuyền mắc cạn. Nhà
kín, đóng cửa, ngoài trời mưa rào trong nhà chỉ nghe tiếng rì rầm như trò
chuyện. Mùa hạ, bên ngoài trời nắng như đổ lửa, trong nhà mát lịm như hang đá.
Mùa đông, ngoài trời phủ đầy băng tuyết, trong nhà bảy cái bếp nổi lửa là cả
ngôi nhà thành cái lò sưởi. Nhà lâu đời, đông người đi lại nên nền đất nhẵn như
mài, mỗi góc cột để một chồng ghế rơm cao ngang mặt người. Mấy cái bếp lửa giữa
nhà chỉ dùng để đun nước tiếp khách. Lửa bếp thay đèn, thay mặt trời, thay lòng
người, nhìn nhau qua ngọn lửa con người đỡ mưu mô hơn, cởi mở hơn, gần nhau
hơn. Sự bề thế, cổ kính của ngôi nhà đã góp phần làm nên danh, nên giá nhà họ
Triệu.
Dùn giật mình. Bên cái bếp
đang tàn ông nội anh ngồi bó gối. Trong chập chờn sáng tối cái bóng to lớn lặng
phắc của ông như tảng đá mồ côi, như cây cổ thụ đơn lẻ trước cơn giông.
Dùn nep nép vào bếp tìm cái
ống thổi.
Củi nỏ, than hồng được gió,
ngọn lửa bùng lên. Khuôn mặt quắc thước, cặp mắt nghiêm khắc của ông nội hiện
ra rõ ràng làm cho Dùn chờn chợn.
Nhìn thấy bầu rượu bên cạnh
ông nội, Dùn lặng lẽ rót đầy một cái bát, kính cẩn nâng đưa ông.
Cụ giáo đỡ bát rượu, đặt
xuống nền đất:
- Nghe nói bên Tả Chải tổ
chức cúng bái, đặt ra lệ cấm bản rồi treo cờ vải đỏ ghi dòng chữ “Vua mới sinh”
phải không?
Dùn lại giật mình, anh giấu
sự lúng túng vào bát rượu.
Cụ giáo chậm rãi cảnh cáo:
- Mê muội không chỉ làm đổi
tính, đổi nết một người mà còn kéo theo cả nhà, cả vùng vào bến mê đấy!
Dùn cúi đầu, im lặng.
- Con
người phải biết lấy phận mình, ở cành này với sang cành khác không gẫy cành thì
cũng rơi xuống đất đấy.
…
- Đừng như con rùa mượn mai
nữa, đang yên đang lành, xới xáo lên anh có nghĩ đến sau, đến trước, được gì,
mất gì không?
- ….
- Phàm là dân chúng đói khổ
thì chỉ mong khắc làm, khắc ăn, việc của nước có vua quan, việc cướp giật có
đồng đảng. Trước đây thổ ty, phìa tạo làm mưa làm gió, dân chúng quanh năm nem
nép sợ hãi quan trên quan dưới đã đành, được mấy năm nay giời yên, núi yên,
người sinh sôi, vật sinh sôi các anh còn muốn gì nữa?
- ….
.- Lấy cái hư, cái hỏng của
người để thấy mình đã lớn khôn không phải là người lớn khôn. Lấy cái thời buổi
rối ren để đục nước béo cò càng không lớn khôn. Cháu nên bình tĩnh suy xét,
thấy cái chưa được đã vội coi thường kẻ khác, lấy đánh giết để cầu lợi, đem bạo
để thay loạn, thời thế rối lại càng thêm rối, rồi lại sảy ra cảnh nồi da nấu
thịt thôi.
- …
- Ta biết can gián nhiều
thì trái tai, trái mắt, nhưng ta không cam tâm chờ ngày cả nhà này, dân bản
này, Phòng Tô này ngửa bụng như cá trong vũng bị ruốc…
Dùn buột miệng:
- Cứ dao sợ gỗ rắn, gỗ rắn
sợ dao mãi thì làm được cái gì.
Cụ giáo ngớ người. Dùn sinh
ra đã là kẻ bướng bỉnh, thích kéo rào ngược dòng, không có phép tắc, luật tục,
gia pháp giàng buộc, níu giữ thì nó đã là con sói hoang, con hổ dữ rồi, nhưng
cãi lại cụ thì giờ mới thấy ở mồm nó lần đầu.
Cụ giáo dằn bát rượu xuống nền đất, gằn
lên:
- Mày phải biết ong có độc
đến mấy nhưng gặp sừng trâu cũng phải chừa ra...
- Nhưng sừng trâu, sừng bò
nào. Mưa gió bão bùng cuốn vạn vật vào cơn lũ ống thì đành chịu, đằng này một
nhúm người, bên ngoài không có chỗ che, bên trong rỗng như ống sậy, suốt ngày
chỉ nhăm nhăm vào việc có đoạn cuối chứ không thạo đoạn đầu thì con nghe thế
nào được.
Cụ giáo gầm lên:
- Lý
sự, lý sự. Từ một nhúm người mà họ đánh đuổi được bọn Pháp, bọn Nhật, giành lại
độc lập cho nước Nam
này. Một nhúm người mà họ đã dập được nhiều đám cháy, đã xây dựng được chính
quyền, nuôi được dân, còn chúng mày,
chúng mày… chúng mày thử nhìn ra Lào Cai, sang Sơn La, về Điện Biên xem, nhìn
chỗ nào cũng thấy…. mà thôi, những kẻ lấy mồm làm cánh mà muốn che cả bầu trời,
lấy tay làm vây mà định bơi qua bốn biển thì đúng thực là một lũ rồ.
- Nhưng chúng cháu…
- Lửa không
nóng mà tro nóng, cái gì có thì bảo có, cái gì không thì bảo không, coi trái,
coi phải, nhìn trước nhìn sau cho rõ. Ông hỏi cháu, cháu a dua, chạy theo những
kẻ chuyên châm lửa đốt nhà để rồi mình cũng thành kẻ đốt nhà, giết người có nên
không? Quây quần, bè đảng để làm cướp mà là phải ư? Tụ họp, khích tướng để biến
cái thung lũng này thành nơi chém giết là đúng ư?
- ...
- Ông già cả
lẫn cẫn, lời nói của ông khó vào tai cháu, nhưng cháu ơi, khỉ già biết cành cây
khô, thấy cháu đang từ con đường sáng đi vào con đường tối thì ông nhắm mắt làm
ngơ sao được, cháu đừng để ngõ cụt chôn vùi cả nhà này, bản này, dân tộc này…
Cụ giáo lặng lẽ đứng dậy đi
vào buồng, để lại một mình Dùn bàng hoàng, ngơ ngác…
*
* *
Cuộc ra hàng Việt Minh cuối
năm 1953 của Triệu Tá Dùn không dễ dàng như nhiều người lầm tưởng. Lúc này quan
thầy nước Pháp đang ở thế cùng đường, những kẻ sống dựa và quan thầy cũng cùng
đường luôn. Đói! Đói kinh khủng. Bọn phỉ có ba nguồn tiếp tế. Một của người nhà
giời, tức là những máy bay của quan thầy thì tiếng súng mạn Điện Biên hút hồn
những con chim sắt thành ra cả ngày chỉ vài lần có tiếng ì ầm lai vãng. Một rút
trong ruột dân bản thì vòng vây của bộ đội Việt Minh, hoạt động của các liên
gia ngày càng thắt chặt, có lọt được rau cỏ, ngô gạo ra rừng thì cũng nhỏ giọt.
Một mua của bên Trung Quốc thì phải có tiền, mà tiền bạc trong thời buổi loạn
lạc kẻ nào cũng khư khư như đười ươi giữ ống thì lấy đâu ra. Ba nguồn tiếp tế
hầu như bị cắt, cái ăn của phỉ phải trông vào rừng, tìm được gì ăn nấy. Củ nâu
thái mỏng, cho vào sọt mang ra suối ngâm ba bốn ngày cho hết nhựa rồi cho vào
đồ, cẩn thận như làm lễ tế giời vậy mà khi ăn chẳng khác gì cho củ chuối chưa
luộc vào mồm. Củ mài ăn quên chết nhưng lôi được từ ruột núi lên cực nhọc vô
cùng. Thú rừng nghe tiếng súng xua đuổi dai dẳng sợ hãi chạy tút sang tận bên
Lào, bên Miến Điện… Đói khổ làm người ta như con thú hoang. Nhóm nọ trấn lột,
cướp bóc nhóm kia, thù hằn, chém giết lẫn nhau, máu mủ chia lìa. Phỉ sợ bộ đội,
nhưng phỉ sợ đồng bọn hơn. Một lần trung đội của Dùn tập kích bắt được ba con
ngựa thồ muối của Chính phủ lên tiếp tế cho đồng bào. Muối chưa kịp về đến
hang, người chưa kịp hân hoan đã bị một cánh quân bịt mặt cướp trắng. Với người
miền núi muối là vàng. Muối là phương tiện để giao dịch, trao đổi. Muối để phân
biệt lòng dạ con người. Muối để tỏ rõ ai mạnh hơn ai. Không có muối, thận không
đẩy được nước ra nên dẫn
tới phù nề. Đàn ông phù từ chân, phụ nữ phù từ mặt, đội quân toàn những thằng
mang đôi chân phù thũng như hai cái vại thì còn di chuyển, đánh đấm gì nữa.
Trước đây bọn phỉ đã lấy số muối còn tồn lại để khống chế dân, mua chuộc lòng
người. Bao ngày chui lủi, đói gạo, đói thịt, đói muối làm cho cả bọn mắt trắng
dã, mồm miệng nhạt thếch, chân tay bải hoải, thân mình còn ngắc ngoải nói gì
đến khống chế, mua chuộc.
Giữa lúc cả bọn đang lử lả
vì đói khát, sợ hãi thì Sắn điều Dùn về nhà gặp ông nội. Dùn nửa nhận lời, nửa
không. Gạo ngô, trâu ngựa Dùn không sợ. Kho cót chất chồng sức mấy mà khuân với
vác. Trâu ngựa cả đàn, vơi vài con quá lắm cũng như vơi vài muôi nước trong
chảo thắng cố. Nhưng Dùn biết Sắn nhằm vào Dùn không chỉ nhằm vào kho của cải,
mà là nhằm vào ông nội của anh. Được ông nội của anh là Sắn không chỉ được Sín
Chải mà còn được lòng dân cả vùng. Từ khi biết làm người, Dùn đã biết ông nội là cây cột cái cho
cả Sín Chải trông vào. Các nhà trong bản, từ việc học hành, đẻ con, đón con dâu,
con gái đi lấy chồng đến việc đặt tên con, xem tuổi, bấm số, xem giờ đặt nóc
nhà đều nhờ cậy đến cụ. Oan ức, kiện tụng,
tới tới cửa quan phải nhờ cụ dàn xếp. Ở cái nơi sức mạnh là luật bất thành văn
như Phòng Tô, chuyện xưng hùng, xưng bá, tranh giành, cướp giật nổi lên thường
xuyên, chỉ cần cái
cớ bằng móng tay cũng có thể
động tay động thủ. Được thì
trèo lên đầu, lên cổ nhau. Thua thì hoặc
cho kiềng lên lưng ngựa đi tìm vùng đất mới, hoặc đem thân làm trâu ngựa tôi
tớ, đem vợ con làm cái giẻ lót nồi cho nhà kẻ thắng. Song với cái thế lưng dựa
vào dãy Pu Sam Cáp điệp trùng, mặt nhìn xuống thung lũng Tam Đường trù phú, Sín Chải luôn vững như bàn thạch, luôn
đứng ngoài các cuộc giao tranh, nhòm ngó. Phòng ngự ư! Phía sau, rừng núi bạt
ngàn hoang dại, cây che chở cho người, người dung dưỡng cho cây. Tiến công ư?
Mở cửa là đất nhà, rừng nhà, là có thể thiên biến vạn hóa. Dù trộm dù cướp gì cũng đều sợ lạ nước
lạ cái, đều tránh đối đầu với chủ nhà,
nhất là chủ nhà thông thạo từng nhánh cây ngọn cỏ của đất mình. Lẩn trốn
ư? Ra sau nhà là có thể như con rắn xanh mất hút vào rừng, vào núi… Từ bao đời nay sống giữa rừng núi
bao la, lòng người hiểm độc, người Sín Chải lấy sự khắc làm khắc ăn, khắc tự
bảo vệ mình làm phương thức sống. Bên ngoài Sín Chải có động rừng, sập đất,
đường vào Phòng Tô có tắc nghẽn từ mùa gặt này sang mùa gặt khác thì trâu ngựa
Sín Chải vẫn sinh sôi nảy nở; bếp người Sín Chải vẫn đỏ lửa mỗi ngày ba lần;
sàn nhà người Sín Chải vẫn
có ngô, có thóc. Từ tự nhiên, từ hun đúc mà thành, mà từ lâu đất, người Sín Chải là cái pháo đài cho tiến thoái, là kho
lẫm dự trữ của Phòng Tô.
Vật đổi sao dời, đất nước biến loạn liên miên, nhưng kẻ nào nổi lên nắm quyền
hành, nắm dân cũng phải coi trọng Sín Chải, nhất là người thông hiểu sách vở, thông hiểu lý lẽ, lại
đứng đầu dòng họ, đứng đầu bản
như cụ giáo. Và
nữa, với cái thế vào rừng hổ yêu, xuống nước thuồng luồng quý nhưng cụ giáo
không tham lam, nghiêng ngả, luôn lấy sự trung dung làm gốc. Chính từ trung
dung, khôn khéo lựa chiều, cụ và cả họ Triệu ở Sín Chải đã chiều và đã sống
được qua mấy chế độ xã hội. Tri châu họ Đèo mời cụ làm tổng quản, cai quản năm
xã trong vùng, cụ từ chối. Để đáp lại nhã ý của quan trên cụ cho con cháu mang
tặng nhà họ Đèo năm con ngựa đực, năm con trâu cái. Bộ đội Việt Minh giải phóng
Phòng Tô, cụ cùng mười hai con cháu cưỡi ngựa đi dự mít tinh mừng chiến thắng,
sau mít tinh, mười ba con ngựa ở lại với bộ đội còn mười ba người cưỡi ngựa đi
bộ về. Phỉ nổi lên khắp Phòng Tô, cụ cho tặng chúng năm con trâu, năm bong bóng
trâu rượu. Phỉ ép con cháu cụ phải theo, không giữ nổi con nổi cháu, nhưng
trước khi chúng đi, trước bàn thờ tổ tiên, cụ dặn dò cặn kẽ từng đứa. Cụ cho
rằng phỉ là tàn bạo, là nhất thời, song trong tình thế này muốn còn dòng còn
giống thì phải theo chúng. “Thời thế
buộc phải tính đến chuyện bấc đến đâu dầu đến đấy, nhưng làm gì thì cũng phải
tránh việc ác, việc ti tiện, bỉ ổi. Làm sao khi bước ra ngõ còn nhìn thấy nhau,
về với tổ tiên còn có kẻ đưa người đón.”. Lời cụ dặn như đánh đục vào cột, mười
mấy con cháu họ Triệu cầm súng theo phỉ mà đứa nào cũng tâm sạch, lòng sạch như
suối nguồn.
Lần ấy Dùn về nhà lấy đồ
tiếp tế đúng lúc Bí thư châu ủy Đoàn Văn Long đang thực hiện “ba cùng” tại nhà
mình. Thoạt biết tin Long trong nhà Dùn định trở lại rừng ngay, nhưng cái máu
ngang ngạnh nhà họ Triệu đã giữ chân anh lại “xem ong độc đốt sừng trâu, nọc
rơi, ong rơi thế nào?”.
Đêm ấy nấp trong cái khe
nhỏ ép lại nhờ hai bức vách cạnh bếp Dùn được chứng kiến hai người, một con hổ
của rừng sâu, một con rồng đang vần vũ ngồi uống rượu nói chuyện thời thế. Và
cũng đêm ấy Dùn mới vỡ vạc nguồn gốc, cội rễ của dân tộc mình.
Ẩn cư - Nỗi đau truyền đời
của những người Dao. Mọi thứ đều có ngọn có nguồn. Giống như các loài biết
nóng, lạnh, mừng vui, sợ hãi phải trải qua nạn đại hồng thủy dẫn đến tuyệt diệt
nên nghĩ đến nước là sợ, là tránh. Người Dao cũng vậy, từ trời hành, người
hành, mưa dồn gió đuổi tưởng như đến tuyệt diệt người Dao buộc phải ra đi
rồi âm thầm nối nhau tạo nên cộng đồng
người Dao ở đất này. Con chim bị tên gặp làn cây cong đã giật mình nhắm mắt
huống hồ cả một tộc người tưởng như không còn đường sống. Những “sơn tử” (con
của núi rừng), người đến trước, người đến sau, người bản địa, người nhập cư,
dẫu quây quần sớm tối, giúp nhau khai khẩn, trồng trọt, săn bắn, song họ vẫn ẩn
ức trong mình tâm trạng ăn nhờ ở đậu. Dẫu có lập bản, lập trại, tạo dựng cho
mình một lãnh địa riêng nhưng canh cánh lo ăn, lo mặc, lo tồn tại khiến cho trẻ
già, trai gái co mình trong cái thế cam chịu. Người sống quần cư đông đặc, quấn
lấy nhau để dễ lo cho mình, lo cho người, mình thì làm nhà rải rác, chọc lỗ bỏ
hạt, nay đây mai đó. Người khoe sừng khoe vuốt, mình đi cầu lựa cầu, đi đường
lựa đường. Bao năm cố quây quanh mình lớn, nhỏ, sang, hèn, trong, ngoài, trên,
dưới, gặp ống theo ống, gặp bầu theo bầu vậy mà nào có yên thân, mở mắt là thấy
kẻ chèn ép, lợi dụng, nhắm mắt là có kẻ dẫn xuống vực.
Những lời gan ruột buột ra
từ miệng hai người làm cho Dùn bất ngờ. Chưa bao giờ ông nội Dùn đưa mình vào
vòng giam nhốt hay mềm lòng với kẻ khác màu áo, vậy mà bây giờ!…
Cuộc trò chuyện bên ngoài
vẫn vọng vào lúc to, lúc nhỏ. Tiếng ông nội:
- Ta biết thế nào cán bộ
cũng đến tìm ta. Ta biết quấn lấy nhau thì sống, chia nhau ra thì chết, nhưng
thời buổi loạn lạc, mạng người nhẹ hơn mạng dê, mạng chó, nên ta coi thỏa hiệp
để tồn tại là tốt nhất.
Tiếng Long:
- Nhưng thưa cụ, như thế có
phải là quạt thóc chờ gió. Thực tế đám mây ở giữa không cùng, ngẫm đi chẳng làm
hại ai, ngẫm lại chẳng ai hại mình, nhưng quanh năm nổi trôi, biến hóa, cuối
cùng cũng vẫn buộc phải rõ ràng, hoặc là làm lợi cho mùa màng, cây cối, hoặc
gây lũ lụt làm khổ cho muôn loài.
Ông nội:
- Nhưng từ lâu ta đã thoát
khỏi vòng danh lợi.
Long:
- Dạ thưa cụ, xin cụ cho
cháu nói thật. Cụ nói từ chối danh lợi chỉ đúng một phần, cốt lõi là cụ ngại
động chạm, ngại phá vỡ. Cụ coi sự hỗn loạn không có sự góp mặt của cụ ư! Cụ ơi,
một con ngựa đau cả tàu ngựa có ăn nổi cỏ không? Lòng thiện bao trùm là một
việc tốt, song trong lòng cái ác đang hoành hành thì lòng thiện chưa đủ.
Ông nội:
- Anh đến thuyết phục ta có
điều kiện gì chăng?
Long:
- Dạ thưa cụ, điều kiện
cháu không dám, song đường đi của cụ với đường đi của cách mạng là một, vậy tại
sao cụ cứ đứng ở bờ bên này còn cách mạng cứ ở bờ bên kia?
Ông nội:
- Nói gì thì nói, tục lụy
bao giờ cũng đặt cái lợi lên bàn thờ, ta không muốn thế, ta muốn mãi là ta. Đời
ta, những cái đã qua ta đã không làm được, những cái hiện tại ta đang cố lấy
tâm, lấy thiện để cứu rỗi. Còn ngày mai ư! Ta sửa mình còn chưa xong còn mong
đứng về phía nào để dạy dỗ, tu sửa.
- Cháu biết. Cụ không muốn
đứng về bên này hay bên kia, nhưng bóng của cụ sáng che hướng Đông, chiều che
hướng Tây, một lời cụ nói ra thành gió trải khắp rừng, một việc cụ làm là cả
bản làm theo.
- ...
- Cụ ơi! Cây cỏ sống chỗ
nào biết chỗ ấy, nhưng con người khác, một nhà không thể là một bản, một bản
không thể là một vùng, một vùng không thể là một nước. Làm sao cụ có thể ngồi
nhìn đất đai dân chúng của mình bị chúng chia cắt nát tan mà không động tâm suy
nghĩ.
Rỉ rả, rỉ rả, hai dòng nước
đang nhập làm một khiến cho Dùn không thể không suy ngẫm. Chế độ mà đồng bọn
Dùn ra sức bôi đen dẫu chưa làm được gì nhiều, song qua nghe bằng tai, nhìn
bằng mắt, anh thấy những con người gây dựng lên chế độ ấy không xấu như những
lời đồn thổi. Nghĩ người lại nghĩ đến mình. Cái ân nghĩa lớn nhất của dân tộc
Việt là sẵn lòng đùm bọc thương yêu những kẻ hoạn nạn. Bao đời qua những người
lưu vong cùng những người bản địa luôn chung tay, chung sức chống chọi thiên
nhiên, đánh đuổi xâm lăng, giữ yên nhà, yên nước, bây giờ nồi da nấu thịt nên
chăng? Bao mâu thuẫn lớn, nhỏ, nặng, nhẹ đều có chung cái nguồn lợi danh, chính
kiến.
Lợi danh, chính kiến ư?
Dùn lại áp tai vào vách để
thu nhận những tiếng nói từ bên ngoài.
Tiếng ông nội vọng vào tai
Dùn mồn một:
- Ta đã uống nước nhiều nguồn, trèo qua nhiều
ngọn núi, ta biết sẽ khó có chế độ nào tốt bằng chế độ các anh đang gây dựng.
Những gì ta, con cháu ta đã làm, trái thì bỏ đi, phải thì cố giữ, kẻ kéo nước
vào thuyền, đưa hổ về bản đâu, ra ta bảo.
Nghe ông nội gọi, Dùn không
thể không ra.
Nhìn thấy Dùn, Long không
thay đổi nét mặt, anh với cái túi da dê rót đầy một bát rượu đưa cho Dùn:
- Anh uống đi. Sống giữa
cái vùng giết người không mắc tội, cướp giật không ai ngăn cấm, muốn sống thì
phải tìm chỗ dựa là phải thôi.
Câu khích của Long chạm vào
lòng tự ái của Dùn, anh đỡ bát rượu rồi đặt mạnh xuống mâm:
- Có những cái chưa chế ngự
được thì phải theo. Theo thế là theo tạm thời, là tận dụng cơ hội để nuôi lớn
mình, thế chưa phải là biết hay sao?
Long nâng bát rượu lên nhấp
một chút rồi đặt nhẹ xuống mâm, ôn tồn:
- Người ta có thế xả thân
vì chính kiến, lợi lộc, nhưng anh xả thân vì cái gì?
- Vì... vì chưa tâm phục,
khẩu phục... Thế thôi.
Long vẫn từ tốn:
- Tôi biết anh chưa tin vào Việt Minh. Tôi biết
sự thành kiến dễ lấp mắt con người, nhất là những thứ mới nhìn thấy bằng tai,
song ta cứ bày lên trước bếp lửa để tính rõ phải trái nhé.
- ...
- Theo anh Việt Minh là gì?
- Là, là…
Long:
- Là những người đi cướp
đất, cướp người chẳng khác gì bọn lính khố đỏ, bọn Quốc dân Đảng chứ gì?
Dùn:
- Cũng không hẳn thế, nhưng
rừng có chủ của rừng, biển có chủ của biển, ai có phận nấy rồi, sao các người
lại đến xáo tung lên.
Long:
- Nhưng ai đã làm chủ đất
này, người Pháp, người Nhật, họ Đèo, Triệu Tá Sắn hay các anh?
- ...
- Ai thì các anh quá biết
rồi, vậy mà không hiểu tại sao các anh vẫn như con ếch cứ thấy động là nhảy,
bất kể trước mặt là đất bằng hay vực sâu.
- Nhưng các anh cũng phải
hiểu cho chúng tôi, một bên là hổ, một bên là gấu, được lòng gấu thì chết với
hổ, được lòng hổ thì chết với gấu, ngồi trên chảo lửa thì phải tìm đường nhảy
ra thôi.
- Nhưng nhảy ra đâu. Đi
theo khẩu hiệu cướp châu, cướp muối, cướp thóc, diệt cán bộ của bọn phỉ ư? Từ
đi theo, từ tiếp tay cho phỉ các anh đã làm cho đâu đâu cũng cha mẹ xa con, vợ
xa chồng, đói khát, ốm đau, bệnh dịch tràn lan, như thế đúng hay không đúng?
- Biến loạn chưa chắc đã từ
đói khát, nhưng biến loạn chắc chắn bắt đầu từ chính kiến, từ gắng thắng được
người...
- Thôi đi, đừng lấy dao
chặt trong sọt nữa – Cụ giáo gầm lên -
Ta nói cho ngươi biết trời đã sáng, mưa đã khắp, người đã có đường có
lối, các ngươi hãy quay súng trở về đi, đừng có làm cái việc bắn giết vô nghĩa
nữa.
- Dạ nhưng…
- Giữ cửa có nhiều cách,
song dù cửa lim cửa sến, chốt sắt khóa đồng gì cũng không chắc chắn bằng cách
hợp lực cùng người tốt đâu.
Kiên quyết của ông nội cùng
sự thuyết phục của Long làm Dùn xiêu lòng. Cuộc gặp gỡ với Long đã thay đổi đời
Dùn, anh đã cùng mười hai anh em họ Triệu mang súng ra hàng, đã được đứng vào
hàng ngũ và mang sức gấu, sức hổ ra làm việc cho cách mạng, cho dân tộc mình.
Mấy năm làm việc chính quyền là mấy năm, một bên ngưỡng mộ trời đất, núi non,
sông nước, tôn kính tổ tiên và các bậc thần linh, một bên một lòng phụng sự công việc, muôn lời nói ra đều thuận
tai, muôn vật làm ra đều thuận mắt, vậy mà… tay
Dùn đã vấy máu rồi biết rửa sao đây? (Còn nữa)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét