Nguyễn Ngọc Dương có hứng thú văn học nghệ
thuật từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, anh đến với văn học từ sự tình cờ
sau một bài bút ký đầu tay được lọt “mắt xanh” của lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh
Hoàng Liên Sơn. Năm 1992 anh Nguyễn Ngọc Dương vào Hội Văn học – Nghệ thuật Lào
Cai. Năm năm sau, cũng lại tình cờ anh trở thành Chủ tịch Hội suốt mười năm
liền, cho đến tuổi nghỉ hưu. Ở vị trí của một người quản lí Hội Văn học Nghệ
thuật địa phương, một Hội “đa ngành”, nên anh đã mạnh dạn thử sức
ở nhiều lĩnh vực như: viết văn, viết báo, chụp ảnh, sáng tác ca khúc...theo
anh, đó chỉ là những hoạt động để “giải lao” trong quá trình quản lý mà thôi.
Tuy nhiên, những cái đọng lại nhiều hơn
có lẽ là những bài ký và những bức ảnh
nghệ thuật, tập Ký Hai miền quê
lựa chọn từ hàng trăm bài viết của anh là một minh chứng.
lựa chọn từ hàng trăm bài viết của anh là một minh chứng.
Với người sáng tác văn học nghệ thuật,
điều quan trọng là phải tìm ra và gắn bó trọn đời với loại hình được coi là sở
trường, thế mạnh của mình. Ngay từ khi bắt đầu cầm bút, Nguyễn Ngọc Dương đã
tìm được và nguyện ký thác sự nghiệp của mình vào thể tài Ký, một thể tài đòi
hỏi phải đi nhiều, biết nhiều, có tâm, có tình, có khả năng biểu cảm, có bản
lĩnh và điều kiện bày tỏ trước đời sống xã hội.
Tập Ký chia làm hai phần. Phần I -
Nguồn cội, gồm mười một hồi ức viết về những ký ức không thể nào quên của
tác giả về tuổi thơ, về nơi chôn nhau cắt rốn nơi Vĩnh Bảo – Hải Phòng, về bước
đường chập chững vào đời của mình. Thực ra đây là mười một tản văn xinh xắn ghi
lại những ký ức tác giả đã trải qua trong thời niên thiếu. Bằng giọng kể chân
thật, không bình luận, triết lý rườm rà, ngôn từ dung dị, đậm sắc thái của một
vùng quê giữa đồng bằng sông Hồng, nên các tản văn đã gây được sự truyền cảm
sâu sắc. Những con người, sự việc trong Nguồn cội giãi bày những va vấp,
trải nghiệm, hồn nhiên. Họ hồn nhiên đến mức đúng như tác giả phải rào đầu: “Chuyện
cách đây đã hơn năm mươi năm, bây giờ kể lại có thể bọn trẻ cháu tôi không tin,
chúng sẽ bảo ông chỉ giỏi bịa cho mà xem!” Vâng, đúng là có nhiều điều đến
nay lớp trẻ nghe cứ ngỡ cổ tích. Những chuyện Một lần đi học, Bạn Tiến, Bạn
Hoa, Thôi học thì hầu như những người sinh ra trong khoảng từ năm bốn nhăm
đến năm sáu nhăm của thế kỷ trước ở Miền Bắc đều trải qua hoặc chứng kiến. Do
thời gian phủ lấp, do sự đổi thay của cuộc sống, do mưu sinh hay do vô tình
hoặc cố tình của chính những người trong cuộc mà người, mà việc đã đi vào quên
lãng. Qua sự khơi gợi, từng chuyện, từng chuyện, nhỏ thôi, bình thường thôi, không
có không gian, thời gian phức tạp, nhiều chiều, chỉ nói về chuyện của mình, về
bạn bè, người thân, song tác giả đã dựng
dậy cả một vuông trời kỷ niệm mà người nào sinh ra và lớn lên trong thời kỳ
gian khó ấy cũng bâng khuâng, cũng nao nao nhung nhớ. Và nữa, cùng với mạch
văn, mạch chuyện trên loạt bài về đi khai hoang, về bước đường bỡ ngỡ
vào đời đã dẫn bạn đọc đi qua một thời dẫu còn nghèo nàn, ấu trĩ, song thấm đẫm
tình người, đến nỗi giờ đây đôi khi gặp phải bi kịch trong cuộc sống, có người
cũò thốt lờn: “Ước gì
cho đến...ngày xưa”.
Phần II - Miền Sơn cước, gồm mười
sáu bút ký, ghi chép giới thiệu những sự việc, những chân dung con người và
mảnh đất Lào Cai từ năm tái lập tỉnh (năm 1991) đến nay.
Từ lâu trong văn học, Ký luôn được coi là
thể loại xung kích, là cầu nối giữa Văn và Báo. Ký có lợi thế đi sâu và phản
ánh đa dạng cuộc sống hiện thực. Ký vừa mang tính thời sự, vừa là cái cớ để tác
giả luồn vào sức sống văn chương, tạo dấu ấn cá nhân trong từng trang viết,
từng vấn đề cần viết. Viết ký là phải hiểu kỹ lịch sử, đánh giá được sự kiện
phù hợp hay không phù hợp với ý tưởng sáng tạo, giúp bạn đọc hiểu và tìm đến
vùng đất, con người mà mình giới thiệu. Một bài ký hay thường tổng hợp được
kiến thức về văn học, về xã hội, về sự nếm trải trong đời sống và bày tỏ được
bản lĩnh cá nhân trong nhìn nhận, tham gia vào giải quyết vấn đề xã hội. Nếu
không có được am hiểu và bản lĩnh, không chăm chút văn chương, ký dễ sa vào con
số, sự kiện khô khan, khó lôi cuốn bạn đọc. Bút ký, hồi ký của Nguyễn Ngọc
Dương dường như đã thoát khỏi sự khô khan này. Không gian trong Miền Sơn
cước của anh không rộng, không mô tả những vấn đề lớn lao của thời cuộc, mà
đi vào ngợi ca vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường của người miền núi gắn với đời sống
thường ngày của họ, nhưng thông qua đó giúp người đọc nhìn nhận ra một giai
đoạn phát triển lịch sử trong quá trình đi lên của một miền quê núi. Từ
điều kiện đi nhiều, hiểu rộng và giàu vốn sống, những bài viết của anh đã bám
sát những vấn đề cần viết, điều khiển được chữ nghĩa, hướng bạn đọc tới trọng
tâm của những vấn đề cần lý giải. Những bài ký tuân theo kết cấu truyền thống,
đi sâu vào phương thức phản ánh, phân tuyến tốt xấu rạch ròi, có đi có biết, có
gợi mở lịch sử, có giải quyết vấn đề và rút ra những điều cần thiết của Nguyễn
Ngọc Dương đã khiến cho bạn đọc cảm nhận được sự đổi mới, vươn lên từ trong tâm
thức đến việc làm của người trong cuộc. Cái hay, cái được trong những trang
viết dung dị, biết gì kể nấy, dùng cách nhấn mạnh vào các bước ngoặt của sự
kiện để tãi ra, để lý giải đã làm cho người đọc hiểu kín kẽ tới con người, sự
việc trong sự kiện. Đó là sự trăn trở, đi lại, suy ngẫm, kiểm chứng khi viết về
sự vươn lên trong gian khó của Ải Nam, hay lý giải quá trình “tự cứu lấy mình”
của cộng đồng người Dao ở Khởi Khe. Đó là sự “hòa nhập”, đồng cảm với những trăn trở về cơ chế chính sách, về thay
đổi cơ chế, thay đổi phương thức canh tác, đưa cái mới vào nông thôn miền núi
như Việc quanh nhà, Phú An – một thoáng suy tư, Lặng lẽ một vùng biên, Những
con đường trên đá… Đó là cái tâm, cái tình rất thực tế và cũng rất nghệ sỹ
với lớp người đi trước như Nhớ Nhạc sỹ Trần Hoàn, Có một người như thế;
với những người đáng trân trọng, như Người chắp cánh cho văn nghệ sỹ Lào
Cai, Ấn tượng về một nghệ sỹ Hải Phòng...
Những tác phẩm văn học nói chung, thể loại
ký nói riêng thường là kết quả của việc trải nghiệm, hiểu biết nhiều, có tầm
nhìn, bản lĩnh và khả năng biểu cảm, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, nhận
thức thẩm mỹ cho bạn đọc. Anh Nguyễn Ngọc Dương từng là cán bộ y tế, cán bộ tổ
chức Ủy ban huyện, giảng viên triết học trường Đảng tỉnh Hoàng Liên Sơn, Ủy
viên thường vụ - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy huyện Bảo Thắng, Phó trưởng ban
Dân vận – Dân tộc Tỉnh ủy Lào Cai, rồi Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh. Sự
từng trải trong cuộc đời, trong công tác quản lý, đặc biệt là quản lý Văn học -
Nghệ thuật đã cho anh nhiều lợi thế, vốn sống. Bằng niềm đam mê và khả năng của
mình, Nhà báo, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Nguyễn Ngọc Dương đã cống hiến cho bạn đọc
nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Tập ký Hai miền quê minh
chứng cho sự đi, suy ngẫm, chiêm nghiệm của một cây bút sung sức, một người luôn lấy lắng nghe, gạn lọc, giãi bày
làm trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét