Nguyễn
Thị Minh Thông
Từ
những năm 95, 96 của thế kỷ 20 tôi đã biết đến thơ của Đoàn Hữu Nam qua những
vần thơ, gồ ghề, góc cạnh, mang đậm chất miền núi:
“ Trâu ngã, dấu chân hổ cũng méo
Tốt với nhau ăn quả trứng không hết
Không tốt mổ trâu cũng không đủ…”
“Không
xoè cây lúa không thành bông
Không
xoè cây ngô không ra bắp
Không
xoè trai gái không thành đôi… “
Và:
“….
Là ngọn gió thổi buất lưng ta
dẫu
trước mặt vẫn rực hồng bếp lửa
Là
hòn than ủ trong lòng khi tuyết xuống mưa tan
là trống vắng xa xăm ta lấp mãi không đầy
Mỗi
người đều giấu trong lòng một chợ Khau Vai
để
mà quên, mà nhớ…”.
Với hơn ba muơi năm gắn bó với miền núi, có người vợ
là một cô giáo xinh đẹp, từng dạy học trên cao nguyên Bắc Hà, hai đứa con một
trai một gái sinh ra bên vách đá tai mèo và đã káh thành đạt, tôi luôn nghĩ
Đoàn Hữu Nam sẽ “chìm mình” vào trập trùng mây trắng, “chìm mình” vào những đêm
say thắng cố, rượu ngon…. Nhưng khi đọc tập thơ Dấu nối thênh thang
tôi tôi lại cảm nhận thêm về Đoàn Hữu Nam qua những vần thơ hiện lên bóng
dáng quê nhà.
Đó là những vần
thơ xa xót, khắc khoải:
“… Ba
mươi năm một phần đời
Chân trời góc bể khôn nguôi góc làng
Vệt bùn ruộng dộc tôi
mang
Gió heo may vẫn vẽ hàng chân chim
Cái mùa bão tố thót tim
Dáng chiều hấp hối nổi chìm trong tôi…”
(Trở về –
trang 68)
Chỉ có ai gắn bó máu thịt với làng quê, với ruộng đồng
mới nhớ tới “ruộng dộc”, mới da diết với cái gió heo may từ bao đời thổi buốt
lạnh thân phận những người nông dân áo vải chân đất!... Tôi trân trọng nỗi buồn
đáng quý trọng trong thơ Đoàn Hữu Nam :
“… Bẹ cau ngơ ngẩn giữa vườn
Hàng giầu không héo hon buồn… nắng hanh…”
( Giá - trang 63)
Hay:
“… Đã qua muôn nỗi vơi đầy
Thêm đêm nữa thắp cho dầy những đêm
Đã từng chân cứng đá mềm
Sao còn se thắt nhớ quên cánh chuồn…”
(Nỗi niềm
I – trang 12)
Nhớ về làng quê điều đầu tiên là nhớ về mẹ, nhớ tới
cội nguồn, tổ tiên, nhịp đập trong thơ Đoàn Hữu Nam cũng không ngoài những bồi hồi,
khát khao đó:
“….Chiều nay về thăm đất mẹ
Bên nhau chú cháu rưng rưng
Đâu còn sóng đời xô dạt
Chỉ nghe máu chảy ruột
mềm
Thắp nén nhang trước mộ tổ
Tóc xanh tóc bạc luân hồi
Chú ơi nỗi niềm máu đỏ
Cầm như bát nước đầy vơi…”
(Bài thơ tặng chú – trang 70)
Và
(…Ta – cánh chim di cư tránh một mùa buốt giá
Trở về thắc thỏm đợi mùa sau!
Tạm xao lãng những được mất phập phồng
Ta những muốn vùi mình trong cát ẩm
Những muốn cùng nồng nàn thịt da, nồng nàn mê hoặc
Dìm buốt giá trong lòng để hát khúc phì nhiêu...)
(Trước
dòng sông – trang 42)
Và Đoàn Hữu Nam làng quê không chỉ là cội
nguồn, tiên tổ mà còn là bóng hình cô thôn nữ, với một tình cảm đầy chất thi
sỹ:
“… Cuối cùng em vẫn cứ đi
Cành si mươn mướt lại vì không đâu
Chung chiêng ở giữa hai đầu
Mớ bòng bong rũ nỗi đau trái mùa
Lần theo tháng bẩy đứng chờ
Mưa rơi chầm chậm trắng bờ lau xưa…”
(Giá -
trang 63)
Thơ Nam
không cầu kỳ nhưng không hề giản đơn. Anh thận trọng chắt lọc câu chữ, chắt lọc
cảm xúc của mình với cả nỗi đớn đau, vật vã, trăn trở từ cuộc sống đời thường,
trái tim mang nhịp đập của làng quê
nhưng lại thở hít khí trời của một vùng núi non hùng vĩ.
Trong mỗi người chúng ta ai cũng có “con thuyền thơ”
của lòng mình. Tôi nhớ đến những vần thơ tôi viết tặng các bạn thơ như một sự
tự răn mình của người cầm bút:
“… Người thơ chẳng nón đội đầu
Trái tim thổn thức niềm đau nỗi đời
Câu thơ tất tả ngược xuôi
Quên ta buốt lạnh lo
người cô đơn
Vịn câu ‘’chớp bể mưa
nguồn...’’
Mặt trời phía ấy.... dáng
buồm ra khơi... ‘’
Tôi tin và chúc “con thuyền thơ”
của Đoàn Hữu Nam đi đúng hướng, cập vào bến bờ thi ca như bao khát vọng, mong
ước của bao người cầm bút dám xả thân vì “nàng thơ” yêu dấu.
Hà Nội – Lào Cai,
mùa xuân Mậu Tý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét