Công Thế
Đến Lào Cai chưa thưởng món này thì coi như phần thiệt thòi lớn nhất của chuyến đi. Lất ngất trong men say, mờ ảo trong sương khói, réo rắt trong kèn môi, trong lời rủ rỉ, má em hồng rịm, môi em mấp máy muốn chia lời, ấm ấm lòng bàn tay. Ôi sao lại lỡ…
Đến Lào Cai chưa thưởng món này thì coi như phần thiệt thòi lớn nhất của chuyến đi. Lất ngất trong men say, mờ ảo trong sương khói, réo rắt trong kèn môi, trong lời rủ rỉ, má em hồng rịm, môi em mấp máy muốn chia lời, ấm ấm lòng bàn tay. Ôi sao lại lỡ…
Chưa có tổ chức nào thống kê. Nhưng có lẽ Việt Nam ta sẽ là nước có kỷ lục thế giới về nhiều lễ hội nhất. Không biết chừng danh hiệu nay mà được công bố quảng bá rộng trên hành tinh thì tôi tin rằng Việt Nam sẽ hóa rồng ngay tức khắc. Bởi sẽ là vương quốc du lịch của hành tinh. Đến ngày ấy có mà ra đường vén váy gác chân lên bụi tre làm dáng cũng có tiền tiêu xả láng. Và cái ngữ như tôi ngày có mèn cũng kiếm vài trăm đô chứ chả bỡn.
Đầu năm đã triền miên lễ hội. Theo người ta ước tính trên cả nước bình quân mỗi ngày có đến ba, bốn cái lễ hội lớn nhỏ. Vị chi một năm có đến hàng ngìn lễ hội. Phải cộng nhận một đất nước nhỏ nghèo như nước ta mà sùng bái, ưa hình thức, trọng lễ giáo. Và cũng phải tự hào với một dân tộc có bề dầy truyền thống và giàu bản sắc văn hóa các dân tộc. Làng, làng làm lễ hội, tỉnh, tỉnh làm lễ hội. Vẫn biết các lẽ hội là có từ truyền thống cổ xưa. Nhưng việc lễ hội xưa nó thuần chất, đúng với tính chất và nhu cầu xã hội của cộng đồng nhân dân. Có thời kỳ các lễ hội bị chìm lắng mai một do giặc dã triền miên, do kinh tế khó khăn, do tinh thần bị sao nhãng. Này điều kiện đất nước đổi mới cuộc sống có phần cải thiện, người ta đua nhau phục dựng lại các lễ hội dân gian. Đó là một nhu cầu của cuộc sống và tâm thức tín ngưỡng xã hội . Song có nhiều lễ hội phục dựng bị chế tác đi nhiều quá thảnh hoặc nghiêng quá về thương mại, thảnh hoặc là chỗ béo bở cho một nhóm lợi ích có khi không thuộc về dân gian nữa. Nhưng mà thôi, nói kỹ qúa người ta lại bảo mình là nhà nghiên cứu văn hóa không chuyên lắm lời, thảnh hoặc lại nghi ngại này nọ thì gay to.
Mỗi một lễ hội có một truyền tích riêng. Như lễ hội đền Trần Nam Định, ngoài việc dâng hương rước tế Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn có lễ Khai Ấn mở đầu cho một năm mới bước vào làm việc, cầu cho Quốc Thái Dân An. Ấy vậy mà mấy năm vừa qua cảnh xô lấn nguy hiểm đến cả tính mạng. Những người đi lễ xin ấn còn gọi là cướp Ấn, có tư tưởng cầu lợi, bởi chữ Tham Sân Si quá lớn. Trong đó vẫn chủ yếu là những người làm quan. Từ quan lớn đến quan nhỏ, thấp nhất cho đến quan hàng xã. Đua nhau cướp lộc, đua nhau giành giật được ấn. Với quan niệm ai cướp được Ấn thì năm ấy coi như có cái quyền được điều binh khiển tướng, giữ nghế mình ngồi được yên. Có quyền được quát nạt, hạch sách và có quyền được bổng lộc từ cái nghế mang lại… Lễ hội đền Bà Chúa Kho Bắc Ninh. Đầu năm người người đến Bà xin vay vốn về kinh doanh, cầu mua rẻ bán đắt, buôn một lãi mười, vàng mã đốt như cháy rừng… Hội Lim ở Bắc Ninh. Hát quan họ đã được ghi danh trong di sản phi vật thể của UNETCO. Ấy vậy mà các điền anh điền chị chưa kịp cất lời, chưa thấy vang, rền, nền, nẩy, thuyền còn chòng chành đã ngửa nón xin tiền. Thật không biết hay ở chỗ nào? “ Anh cả anh hai đó ơi, Chị cả chi hai có hay.”” Và còn nhiều lễ hội khác trong cả nước đang dần dần biến tướng mất đi cái trong sáng đúng với ý nghĩa tín ngưỡng của lễ hội…
Cơ man nào là du khách vào thắng cố
Song cũng nhiều lễ hội đã phát huy tốt truyền thống văn hóa dân tộc. Đã khơi đậy trong tâm thức của người đi hội một ý thức việc giữ gìn bản sắc và nét đẹp vốn có của dân tộc. Như lễ hội cầy tịch điền, Lề hội đền Trần Thương ở Hà Nam . Hoặc như Lễ hội cồng chiêng ở Tây Nguyên. Lễ cầu mùa thường được tổ chức vào khoảng tháng ba hàng năm. Còn gọi là lễ cầu mưa. Mùa ăn năm, uống tháng. Bởi theo phong tục của đồng bào Tây nguyên cũng như căn cứ vào mùa vụ gieo trồng. Vào cữ ấy bắt đầu chuẩn bị bước vào mùa mưa, một mùa làm ăn mới. Người ta cầu cho mưa thuận gió hòa. Lúc những cơn mưa đầu mùa mang vàng bạc tưới xuống mặt đất, bắt đầu một mùa trồng tỉa. Lễ hội được tổ chức dưới sân nhà Rông hoặc trên một bãi rộng. Các sản vật tế Giàng như bò, dê, trâu, lợn, gà và không thể thiếu đó là các chóe rượu cần thơm phưng phức, được các gia đình, chi nhánh, dòng họ đóng góp xếp thành dãy dài giữa sân nhà Rông. Trai tráng lực lưỡng ngực trần, đóng khố. Thiếu nữ da nâu, mắt sáng, ngực cũng trần, chân dài quấn váy ( hở hông) mỗi bước nhún nhẩy lại lóe sáng lên nơi tiếp giáp hai mép váy… Và hơn thế nữa theo VCH nói ở sử thi Đăm Săn, Đăm Noi trong Bia Brah đều tả như thế cả. Phía trên như thần vệ nữ. Vai tròn, ngực căng, hông săn. Và cặp vú nhô lên như cặp ngà non cong vút chắc lẳn…. Chiều cứ ngời ngời như thế, đêm cứ hực hực như thế, trong dáng chiều, dáng núi và bình minh con gái cởi trần giã gạo…( chữ VCH). Đấy như thế đấy, ai bảo không đẹp, không bản sắc, không mông lung...
Lại quay lại câu chuyện các lễ hội ở miền núi phía bắc. Đầu năm có Lễ hội xuống đồng của người Giáy, người Tày, Lễ hội Gầu tào của người Mông, Lễ cúng rừng của người Hà Nhì người Dao. Lễ hội xuân Đền Thượng ở Tp Lào Cai….
Ảnh từ blog VCH ( he He )
Tôi đã từng tham quan nhiều lễ hội trong cả nước. Đi nhiều, biết cũng lắm nhưng chả hiểu được bao nhiêu. Cho nên cứ lan man đôi chút về lễ hội. Và xuân này được đằm mình với các Lề Hội của miền biên ải Lào Cai. Lại thấy mình ngắn tũn về bản sắc độc đáo của các dân tộc nơi đầu sông, đầu suối này. Mà cũng phải thôi, cuộc sống là luôn tìm tòi, luôn khám phá. Điều đặc biệt trong các lễ hội của đồng bào các dân tộc ngoài phần lễ trang nghiêm ra là phần hội. Các trò chơi dân gian như đẩy gậy, chọi gà, kéo co, ném còn, đanh đu, cờ tướng… Chung quy lại lễ hội thường bao giờ cũng đi kèm cái mà không thể thiếu đó là văn hóa ẩm thực. Nói đến ẩm thực của lễ hội miền núi phía bắc phải kể đến món hấp dẫn nhất dù thưởng một lần sẽ không quên đó là thắng cố và rượu ngô. Đến Lào Cai chưa thưởng món này thì coi như phần thiệt thòi lớn nhất của chuyến đi. Lất ngất trong men say, mờ ảo trong sương khói, réo rắt trong kèn môi, trong lời rủ rỉ, má em hồng rịm, môi em mấp máy muốn chia lời, ấm ấm lòng bàn tay... Ôi sao lại lỡ…
Món Thắng cố không biết có từ bao giờ. Theo các già bản người HMông kể lại, thì Thắng cố là biến âm từ tên gọi Thảng Cố, theo tiếng Mông nghĩa là nồi nước. Nồi nước mà có thịt gia súc, cùng lục, phủ , ngũ , tạng, tất tần tật ( Tả phế lù) chủ yếu là thịt ngựa. Các nguyên liệu đó được chế biến tẩm ướp cùng các gia vị đặc biệt bằng thảo mộc của núi rừng với bí quyết riêng độc đáo của đồng bào Mông. Khi các nguyên liệu đã chuẩn bị xong người ta cho vào chảo gang xào lên. Phải là chảo gang, cũng phải là trai tân hừng hực mới được nhóm lửa. Lúc mùi thơm bốc lên thơm phức thì đổ nước vào cứ thế mà đun đến sôi sùng sục. Nếu đi ngang qua nồi thắng cố lúc này, ôi chao ơi, con tì, con vị cứ đua nhau mà nhẩy múa, nước miếng cứ tràn chảy đầy khoang miệng buộc người ta phải nuốt nước miếng ừng ực. Cứ đun sôi như thế tầm một tiếng là được. Nhưng khi bắt đầu vào ăn nồi thắng cố không lúc nào được tắt lửa đấy là nguyên tắc. Như thế được gọi là Thắng cố. Cũng có vài giải thích kiểu không chính thống như kiểu blog. Ví dụ : Thắng cố gọi là thảng cố gọi trật đi là tháng cố. Đồng bào miền núi cư trú trên các triền núi việc gặp gỡ giao lưu thường ít và rất quí. Mỗi tháng xuống chợ một lần, người bản trên người xã dưới tay bắt mặt mừng. Vậy cho nên nồi thắng cố là nơi giao lưu gặp gỡ sẻ chia tình cảm. Vô tư hết mình với nhau, có say cũng phải cố vì tình cảm là trên hết. Vậy là tháng cố.
Vậy thắng cố xuất xứ từ đâu? Vẫn theo các già bản truyền lại. Thắng cố là món ăn đặc trưng của người Mông, nơi được ghi nhận xuất xứ món ăn truyền thống này là vùng Bắc Hà (Lào Cai) Nơi đây có đông người Mông Hoa sinh sống họ mang theo mon ăn dân dã này từ thời thái bình thiên quốc về Việt Nam. Và có hẳn một sự tích về nồi thắng cố ( sẽ nói vấn đề này vào bài khác). Thắng cố chỉ được tổ chức nấu ăn vào các chợ phiên hoặc các dịp lễ, hội đầu xuân, như lễ hội Gầu Tào Người Mông, hội Lồng Tồng (xuống đồng) người Giáy, người Tày, Lễ nhẩy lửa của người Pà Thẻn, Dao….
Cũng tại những phiên chợ, chảo thắng cố thật to, thật lớn, đã được nấu ngay giữa chợ cho mọi người thưởng thức. Người này mời người khác vì mấy khi mọi người được gặp nhau, được mời nhau. Xin kể vài chi tiết khi thưởng thức Thắng cố tại một phiên chợ. Ấy là sau một mùa phát nương, làm rẫy, trồng tỉa, chặt cây, hái quả… những người dân tộc anh em Mông, Dao, Tày, Giáy… lại có dịp gặp nhau ở chợ phiên. Khi các sản vật của từng người ở mỗi vùng đã được trao đổi xong xuôi, thì mọi người cùng dắt tay nhau “vào” Thắng cố, (“Vào” chứ không ai nói là ăn Thắng cố). Thắng Cố được múc ra bát, ra tô… và mỗi người tự thưởng thức theo mỗi cách, nhưng nhất thiết “vào”Thắng Cố phải có rượu. Rượu ở đây phải là rượu chính do tay đồng bào bản địa làm ra. Là thứ rượu tinh khiết nấu bằng ngô, bằng thóc, bằng gạo mà phải là rượu đã được ủ trong hang đá quanh năm có nhiệt độ đưới 15 độ xê. Đàn ông uống rượu lỡ say, vợ anh ta không những không giận dỗi, mà còn có chút hãnh diện vì chồng mình được nhiều bạn bè quý mến chúc rượu.
Tất nhiên “vào” Thắng cố thì có biết bao nhiêu chuyện để nói: nương rẫy, làng, bản, muông thú, lễ, hội… Nhưng chủ đề được nhiều người quan tâm nhất là tình yêu lứa đôi. Rượu vào con mắt lung linh, cái mồm biết nói thạo hơn, cái tay múa giỏi hơn. Đã không biết có bao nhiêu nam thanh, nữ tú đã nên vợ, nên chồng từ những chợ phiên, và “vào” Thắng cố.
Bây giờ muốn được thưởng thức một nồi thắng cố bản địa nguyên chất cũng hơi khó. Vì càng ngày cái thương mại nó càng trở lên nhạy bén nan truyền. Phải có những địa chỉ tin cậy thì mới hòng có được nồi thắng cố ngựa thứ thiệt tiếp bạn. Bây giờ ngựa trở lên hiếm vì không phải do thắng cố mà là thắng cố nấu cao. Tất nhiên hiếm quý thì có nơi có lúc họ cho chó mèo, lợn,gà cũng thành thắng cố. Nhưng ăn nó chả ra làm sao, hiện tượng nhái thắng cố không ít. Đặc biệt, hiện nay khi ngành công nghiệp không khói (du lịch) đã đến với vùng núi cao, thì còn có một loại Thắng cố mới, có tên là Thắng cố Lẩu, mà bất kỳ ở đâu và lúc nào du khách cũng có thể “vào” được.Tất nhiên là phải trả tiền hơi đẹp mà chẳng được ăn thắng cố sịn. Những loại thắng cố như vây đã và đang làm mất đi cái nét đẹp văn hóa ẩm thực vùng cao nhiều lắm.
Mùa xuân đến ai ơi! hãy bỏ bớt ham hố, bon chen, hãy ngược non đến với các lễ hội vùng cao Tây Bắc ta sẽ được nhiều thứ hơn ta tưởng… Một lần thắng cố thứ thiệt sẽ là kỷ niệm không bao giờ quên.
Nhân mùa lễ hội năm Quý Tỵ
( Bài viết con tiếp kỳ sau)
Sau đây một số hình ảnh lễ hội và thắng cố Lào Cai rằm tháng giêng Quý Tỵ
Dãy hàng thắng cố tại lễ hội
Chiến sĩ AN này hớn hở sau khi vào thắng cố
Du khách từ bên nước nhớn bốn tốt cũng thắng cố
Cả lực lượng trẻ này, hình như chiến sĩ quản lý thị trường,chỉ tay kiên quyết thắng cố
Mới thấy nồi thắng cố bốc mùi đã cười tủm
Chân dài này đang tìm bạn vào thắng cố
Nhìn có vẻ quen quen đích thị là mâm của hội nghệ sĩ nhiếp ảnh. Áo trắng đầu bạc
NSNA Ngọc Dương đang tuyên bố năm bơ oăn thắng cố
Mặc cho các bác om tỏi hô hào thắng cố, các cháu kiên quyết không thắng cố
vẫn miệt mài luyện chữ đẹp ngay tại sân lễ hội.
Ối trà trà. Mã chảm trà, sao ngon thế!
Bài viết và một số hình ảnh nghi tại lễ hội Đền Thượng Lào Cai
của Công Thế blog
Múa hát của đồng bào Tày trong ngày hội.
Dãy hàng thắng cố tại lễ hội
Chiến sĩ AN này hớn hở sau khi vào thắng cố
Du khách từ bên nước nhớn bốn tốt cũng thắng cố
Cả lực lượng trẻ này, hình như chiến sĩ quản lý thị trường,chỉ tay kiên quyết thắng cố
Mới thấy nồi thắng cố bốc mùi đã cười tủm
Chân dài này đang tìm bạn vào thắng cố
Nhìn có vẻ quen quen đích thị là mâm của hội nghệ sĩ nhiếp ảnh. Áo trắng đầu bạc
NSNA Ngọc Dương đang tuyên bố năm bơ oăn thắng cố
Đây là món đặc sản tương ớt và lạp xường Mường Khương ăn ngon trời gầm
Mặc cho các bác om tỏi hô hào thắng cố, các cháu kiên quyết không thắng cố
vẫn miệt mài luyện chữ đẹp ngay tại sân lễ hội.
của Công Thế blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét