Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Hồn núi - Hồn thơ của một người thợ già


                            (Đọc tập thơ Hồn núi của Phạm Công thành - NXB Hội Nhà văn năm 2012)               
                                                                                                    Đoàn Hữu Nam
Đó là bác Phạm Công Thành một người thợ, người đốc công, từng gắn bó với nhà máy cơ khí của mỏ Apatít Cam Đường hơn ba mươi năm.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Vô đề

Đoàn Hữu Nam


Đang buồn chuyện nồi thiếu vung
Bỗng dưng ta gặp người dưng mỉn cười
Thả mồi bắt bóng hỡi người
Trăng, sao, mây, gió, đất, trời, gần, xa
Đục trong đủ cả vậy mà
Trồng si si trẩm trồng cà không hoa
Nhắm mắt ngầm ngập tay ngà

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

lặng thầm đèo Đá Đẽo - Bút ký của Công Thế



                                                                 
Bút ký của Công Thế    
         Những ngày tháng sáu nắng như đổ lửa, có ngày nhiệt độ lên đến bốn mươi, bốn mốt độ. Trời đất nóng hầm hậm, cả tháng không có nổi lấy một hạt mưa. Nhưng nắng, nóng đã không làm nản lòng những người con của biên viễn Lào Cai chúng tôi. Vẫn trong cái năng nổ, xốc xáo cho cuộc hành trình về chiến trường xưa theo kế hoạch, về nơi con đường huyền thoại Trường Sơn, về nơi những người đồng đội, những người anh, người cha đã anh dũng hy sinh trên con đường ra mặt trận…

Quanh núi Hoàng Liên - Gặt hái của người ưa dịch chuyển - Giới thiệu


Đoàn Hữu Nam giới thiệu sách mới                                                                                  
  “Tôi thường có cảm giác ngột ngạt nếu chỉ bó mình với những công việc cứ lặp đi lặp lại, đơn thuần, nhàm chán, nhất là với thời buổi bây giờ, những bộn bề, ồn ã, xã giao nó cứ hời hợt, nhạt nhẽo thế nào ấy? Có cái gì ấy toan tính, hơn thiệt cứ trồi lên trong lòng con người…”. Văn là người, chỉ cần đọc mấy lời bộc bạch này cũng đủ hình dung ra một kẻ “ngược đời”, chỗ người ta cố chui vào tìm chốn yên thân, phì gia thì hắn cố chui ra. Tôi đã gặp một Công Thế giữa rừng cà phê

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Thổ phỉ - tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam

Chương 11 + 12

11
Mặt trời từ từ xuống núi.
 Đã đến giờ gà tìm chuồng, chim tìm tổ, người kết thúc một ngày cực nhọc trở về hang ổ của mình. Đã đến giờ cụ giáo Triệu trèo lên cái sàn đầu hồi điểm người, điểm trâu ngựa.
Nhà cụ giáo ngũ đại đồng đường.
Ở cái vùng loạn lạc liên miên, canh tác nương rẫy theo kiểu hưu canh như Sín Chải thì nhà cụ giáo độc nhất vô nhị. Người Dao đỏ sinh sống nhờ rừng, nhờ nương rẫy là chính. Một mảnh nương làm được bốn năm vụ là đất bị khô cằn, màu mỡ bị mưa gió bóc dần, đá mọc cao, lúa ngô lười cho hạt, lúc đó chủ cho nương nghỉ vài vụ, khi cây cối xanh tươi trở lại, độ mùn, độ xốp cao họ mới quay trở lại trồng cấy tiếp. Canh tác hưu canh kéo theo người hưu canh. Nơi ăn chốn ở tạm bợ. Chăn nuôi, trồng trọt tạm bợ.  Con cái mười bốn mười lăm tuổi là dựng vợ, gả chồng, làm cho một cái nhà nhỏ, cắt cho mấy mảnh nương rồi khóa to chìa to, khóa bé chìa bé, cứ thế mà tự lập, mà sinh sôi nảy nở. Nhà họ Triệu khác, thêm người chỉ được phép thêm buồng, thêm giường, thêm bát, thêm đũa.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Thổ phỉ - Tiểu thuyết - Đoàn Hữu Nam - NXB Hội Nhà văn năm 2010

Chương 9 + 10

9
Chủ tịch xã Triệu Tá Dùn đùng đùng đập bàn quát tháo, đùng đùng rời khỏi trụ sở khu vực quất ngựa xuôi về phía Sín Chải thì cán bộ phụ trách khu vực Đoàn Phương Bắc cũng đùng đùng không kém, anh hét lên:
- Đứng lại!
Tiếng hét của Bắc khựng lại, vuốt theo bóng con ngựa đang vun vút phóng xuôi.
- Đứng lại!
Chân Bắc lồng theo chân ngựa, miệng Bắc đuổi theo bóng người.
- Đứng lại!
Bóng người bóng ngựa mất hút sau những khúc cua, còn lại một mình Bắc chơi vơi giữa vùng rừng vắng lặng.
- Đứng lại!...
Tiếng quát của Bắc thả lên trời