(Nhân đọc trường ca Bão trở
của Đoàn Hữu Nam)
Ngô Kim Đỉnh
Sau nhiều tập truyện
ngắn, tập thơ, tiểu thuyết, kịch bản điện ảnh nhà văn Đoàn Hữu Nam
vừa hoàn thành trường ca Bão trở.
Là một nhà văn đang
sung sức trên văn đàn cả trên lĩnh vực công tác ở Hội VHNT Lào Cai, anh miệt
mài làm việc và viết, ngoài văn, kịch bản điện ảnh và làm thơ. Thơ anh ít nhiều đã để lại dư âm và
dấu ấn trên văn đàn Việt Nam
như các bài: Ngày mai là chợ Khau Vai,
Về với mẹ, Giá, Hai mươi năm…, và bây giờ là trường ca Bão trở. Được Đoàn Hữu Nam đưa tập bản thảo Bão trở gần hai nghìn câu tôi chợt nghĩ thập niên đầu của thế kỷ 21
này có phải là “thời của trường ca” không? Mấy năm gần đây, trên làng văn cả
nước tôi đã thấy nhiều nhà thơ công bố trường ca, chẳng hạn như Tây Nguyên có
nhà thơ Lê Vĩnh Tài, ở Hà Nội có nhà thơ Trần Anh Thái, nhà thơ Nguyễn Linh
Khiếu, ở Tuyên Quang có nhà văn Vũ Xuân Tửu…., và giờ là Đoàn Hữu Nam ở Lào
Cai.
Từ lâu người đọc hiểu
rằng một bài thơ hay dù số câu chữ có số lượng dài hay ngắn đều có sự tự lôi
cuốn, lan tỏa hay bao quát nhiều vấn đề, đặc biêt một trường ca – thơ sẽ “nói”
được rất nhiều vấn đề, tâm thế của nhà thơ sẽ đồng điệu, vênh điệu thế nào với
hơi thở của của cuộc sống, Một cơn lũ quét qua làm xáo động cuộc sống một vùng
song một chiếc lá rơi cũng làm xao xuyến nhân gian. Tôi biết Đoàn Hữu Nam giờ
đang là gió, là lá, là “anh người Dao” trong bão đời số phận của mình, của dân
tộc mình và cũng là một quãng lịch sử đau thương mà anh dũng.
Với trường ca Bão trở Đoàn Hữu Nam viết về cuộc đời, phận người
của một chàng trai dân tộc Dao. Bắt đầu từ vần thơ tự sự: “Bản của tôi bắt đầu từ một nhúm người/ Người phương Bắc/ Kẻ phương
Đông/ Trong mưa đuổi sấm dồn/ Nghì người nghìn đường/ Đường nào cũng về đất
chết/ Trăm người trăm lối/ lối nào cũng lấy củ thay cơm…” tác giả đã khéo
léo, kiên trì dẫn độc giả bước vào lịch sử, hiện tại của một bản người Dao. Câu
chuyện lê thê, buồn bã, nhiều khi đau đớn nghẹt thở và “lùng nhùng” như một cơn
ho nặng, như tiếng thở dài não nuột. Tiếp theo sự mô tả thực tế, tâm thế của
một bản làng chui sâu trong rừng núi trập trùng được gây dựng, sinh tồn trong
phấp phỏng, cực nhọc, đau đớn là đến ông, cha, tôi, chị, người yêu rồi đến bạo
tàn của chiến tranh… Đọc Bão trở ta
cảm nhận rất rõ một Đoàn Hữu Nam
từ giữa đồng bằng sông Hồng ngược nước lên ngọn nguồn của dòng sông định cư đề
rồi hóa thân thành một anh chàng người Dao. Anh chàng đó luôn ngơ ngác, chấp chới
song cứng cỏi, hiểu biết, yêu đời, yêu mảnh đất tang thương của mình. Anh người
Dao ấy đắm đuối tự sự về gia tộc, về dân tộc và đất nước mình. Anh kể mông lung
về dân tộc mình tại sao lại có mặt ở đây, ông bà mình thế này, bố mẹ mình thế
kia, và chị mình, người yêu mình như thế, như thế…. Rồi anh mạnh dạn phô bày
tình cảm và ý nghĩ công dân chân chất của mình trước thế sự, trước số phận
người Dao và cộng đồng các dân tộc trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc. Số
phận gia đình anh, dân tộc anh cùng đồng bào miền biên viễn đã trải qua những
giai đoạn lịch sử bi hùng. Nào là cuộc sống trải mấy gian nan! Nào là cuộc
chiến cam go, đau thương chống thực dân, phong kiến, thổ phỉ, việt gian! Nào là
“giặc người, “giặc giời’ thi nhau tàn phá…! Nào là: “Trên con đường thiên di/Biết bao
người nằm lại/ Mỗi trái đắng ề môi/ Có dòng sông nước mắt”, “ kẻ thù còn từ cuối dòng sông/Từ bên kia biên giới/ Từ trong ruột núi ruột rừng/ Lửa không chỉ cháy lan từ gió/ Lửa còn cháy lan từ bụng rỗng mồm ròn”, , “Những cái chảo quên mùi củi
lửa/ Mốc xanh mốc đỏ bò lên tận quai”, “Trên xà nhà thạch sùng báo ruột đêm/
Rỗng rễnh như bụng người sau tết/ Nong trăng đầy như nong xôi/ Không lừa nổi
trẻ nhầng nhầng qua đói"… Tiếng thơ trong trường ca vang lên khi thánh thốt như
khèn như sáo, khi công, dụng nghề, kể chuyện bằng thơ đạt đế đến độ “dân gian
hóa”, ấy là những câu thơ gọn, chắc đầy thâm ý, tả được rộng, gợi được không
gian, thời gian và gọi được bản chất, sự việc hiện tượng của vấn đề cần nói. Là
một người đọc thơ, làm thơ tôi đầy thích thú và tin rằng những câu, đoạn thơ
lay động lòng người, bởi trong Bão trở,
khi trầm đục thơ như chiêng như trống, khi du dương thơ như nước như lá như
gió, khi réo dắt thơ như nhị, như cầm… Có rất nhiều câu thơ, đoạn thơ được Đoàn
Hữu Nam dụng công – dụng nghề, kể chuyện băng thơ đạt đến độ “dân gian hóa”. Ấy là những câu thơ gọn, chắc, đầy thâm ý, tả được rộng, gợi được không
gian, thời gian và gọi được bản chất sự việc, hiện tượng của vấn đề cần nói,
tôi tin rằng Bão trở sẽ sống cùng
dân gian, như là của dân gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét