Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Bai tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam

Tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam và Văn học trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại
Nhà thơ Inrasara tổng thuật - 29-06-2011 08:16:30 AM
VanVN.Net - Đây chỉ là tổng thuật buổi Tọa đàm. Tổng thuật, chứ không như Biên bản Bàn tròn Văn chương. Sau mỗi kì Bàn tròn, bản tốc kí tại chỗ được chuyển đến tất cả đại biểu tham dự kì đó, để chỉnh sửa lại câu chữ. Câu chữ, chứ không phải ý. Bởi các ý đó đã được tương tác ở Bàn tròn. Mỗi kì Bàn tròn Văn chương, báo chí đều tường thuật, mỗi báo mỗi kiểu khác nhau, đưa ra bình luận khác nhau. Biên bản Bàn tròn Văn chương thể hiện đủ đầy
và nguyên vẹn những gì xảy ra tại Bàn tròn. Đó là một trong ba loại phê bình lập biên bản (hai loại kia là Phê bình lập chậm và Phê bình như là lập biên bản). Tôi nghĩ chỉ trên nền văn bản nguyên bản như thế, các nhận định của nhà phê bình mới đạt được độ tin cậy nhất định, chứ không từ "tổng thuật" hay tường thuật đầy thiếu khuyết và chủ quan.
Sau đây là "tổng thuật" buổi Tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam, chỉ như một tài liệu tham khảo.

Lời mào đâu
1. Bàn tròn Văn chương của Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 2007 ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam do tôi chủ trì, trước mỗi buổi sinh hoạt, tôi nêu Quy ước 3 không: - không đọc tham luận - không khen chê - không ngoài lề & lạc đề. Ở buổi Tọa đàm này cũng vậy, tôi nhấn mạnh: Chúng ta tốn phí thời gian về dự buổi Tọa đàm bởi đây là đề tài tôi và các bạn cùng quan tâm. Để tránh mất thì giờ, và nhất là để mọi người có thể rút ra được điều gì đó có ích cho bản thân và cho văn chương, chúng ta cần HỌC làm khác, khác truyền thống lâu nay các hội nghị, hội thảo hay vướng phải.
- Truyền thống đọc. Người này lên đọc tham luận rồi đi xuống, người khác lên lại xuống, cứ thế cho đến hết buổi, chẳng được gì cả, ngoài tạo thêm sự uể oải và chán nản. Nếu thế thà cứ in và phát tập Kỉ yếu cho đại biểu là xong. Hội thảo là cơ hội để đối thoại, song thoại và tương thoại. Tôi quy định mỗi tham luận kéo dài không quá 5 phút, nói chứ tuyệt không đọc, để dành nhiều thời gian cho thảo luận, vậy mà vẫn có vị "xin" đọc. Mươi phút. Tôi nói: vậy thì ta hãy bỏ qua không trao đổi về tham luận vừa rồi, bởi bạn này muốn… độc thoại.
- Truyền thống khen chê. Không khen không chê, nghĩa là phải biết định tính, định danh, phân tích với lập luận qua đó thuyết phục người nghe. Ở Bàn tròn Văn chương, không ít khách thính đã vi phạm điều quy ước này. Tôi nói: nếu muốn khen nhau, xíu nữa các bạn ra ngoài quán cà phê mà tán tụng nhau. Còn ở đây, khi bạn bảo tác giả này viết mới, thì hãy chỉ ra cụ thể nó mới ở đâu, mới đến mức độ nào, mới so với ai? Về căn bệnh phê bình cánh hẩu, hay phê bình chỉ điểm… cũng thế. Cần phải gọi tên đúng sự thể.
- Truyền thống lạc đề và ngoài lề. Lạc đề thì bị cắt là hiển nhiên rồi, nhưng đáng phiền nhất ở nhiều hội thảo là nỗi ngoài lề. Tôi quen nhà thơ này ở đâu, anh đã tặng cho tôi tập thơ đầu tay, thơ anh đã gây cho tôi ấn tượng sâu sắc, tôi cho rằng đây là cây bút đầy triển vọng… Vì nể nang nhau, người điều hành không dám cắt. Nhưng nếu cắt mà mất lòng một người để được lòng nhiều người, tại sao không dám! Buổi Tọa đàm về Thổ phỉ cũng khó tránh khỏi thói tật đó. Tôi nói: bạn cảm thông cho, hãy đi vào vấn đề đang bàn, và rất cụ thể, bởi bạn chỉ còn đúng 1 phút nữa thôi…
2. Buổi Tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam và Văn học trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại diễn ra tại Văn phòng Cơ quan Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, sáng ngày 23-4-2011, với sự chủ trì của nhà văn Cao Duy Sơn - Phó Chủ tịch Hội. Nhà thơ Inrasara: điều hành Tọa đàm..
Thành phần tham dự gồm có: Nhà văn Lê Minh Thảo, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Tỉnh Lào Cai; các nhà văn, nhà phê bình: Mã A Lềnh, Hoàng Quảng Uyên, Lâm Tiến, Trung Trung Đỉnh, Sương Nguyệt Minh, Phạm Duy Nghĩa, nhà văn Đoàn Hữu Nam…
Đài Truyền hình Trung ương VTV3 cùng 12 anh chị em học viên Lớp Bồi dưỡng Sáng tác VHNT dành cho các tác giả trẻ dân tộc thiểu số và miền núi.
Sau khi nhà văn Cao Duy Sơn thay mặt Hội phát biểu khai mạc, nhà thơ Inrasara đưa ra vài quy ước sinh hoạt Tọa đàm (3 KHÔNG: - không đọc tham luận - không khen chê - không ngoài lề & lạc đề), cuộc thảo luận đi ngay vào nội dung chương trình.
Tường thuật tóm tắt
Phần 1.
Mã A Lềnh: Vào đề, tôi cần chính danh từ "Thổ phỉ". Khi đã xác minh nội hàm của từ ta mới có thể đi vào xung đột thiện ác xảy ra trong cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc này mà không sợ bị lệch hướng. Sự xung đột thiện ác đầy tính thời sự trong Thổ phỉ đã được khắc họa rất thành công bởi ngòi bút Đoàn Hữu Nam. Nhưng cái điều đáng nói hơn cả theo tôi là lực lượng đằng sau lưng "thổ phỉ", xúi bẩy, huýt chó, suỵt thú cắn càn khiến "thổ phỉ" bộc lộ mấy cái ác kia thì hoàn toàn vắng bóng trong tác phẩm. Làm sao độc giả có thể so sánh hiện thực trong tiểu thuyết và hiện thực ngoài đời.
Nhưng dù sao, Thổ phỉ "cũng đóng góp sức nặng cho văn học miền núi mà tiểu thuyết ở khu vực này hầu như vắng bóng khá lâu.
Lâm Tiến: Tôi xin nói ngay là nội dung hiện thực phản ánh trong Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam không có gì mới, trừ cụ giáo Choong. Tất cả chi tiết trong tiểu thuyết đã thấy đây đó trong các tiểu thuyết viết trước đó. Cái được của Đoàn Hữu Nam là anh biết xâu chuỗi chúng lại để tạo thành bức tranh sinh động, khá đầy đủ về Thổ phỉ. Ba tuyến nhân vật phát triển theo thời gian vật lí và xảy ra trong không gian nhỏ hẹp.
Hạn chế của Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam là anh còn nặng lối viết chuyện kể, các chi tiết văn học chưa được chú ý đúng mức. Cả ngôn ngữ và tính cách nhân vật cũng thế. 
Hoàng Quảng Uyên: Tôi nghĩ khác với Lâm Tiến. Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong tác phẩm có hai mặt được và chưa được. Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam có nhiều câu tác giả nói lấy được, hoàn toàn chưa có đầu tư thích đáng, bên cạnh đó anh cũng có lối nói rất đặc sắc (anh đọc hàng loạt ví dụ). Đoàn Hữu Nam đã biết "nói như người Dao, người Mông nghĩ", chứ không như người Kinh, như nhà văn người dân tộc đa số viết về dân tộc thiểu số lâu nay. 
Sương Nguyệt Minh: Tôi không đồng ý với vài ý kiến cho rằng Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam không có cái mới. Vẫn lặp lại đề tài cũ, chi tiết cũ. Ý kiến này vẫn có vài cái đúng, chứ không phải không. Nhưng theo tôi cái đáng quý nhất của Thổ phỉ chính là cách thể hiện. Đoàn Hữu Nam đã có nỗ lực rất lớn trong cách thể hiện qua nhiều trang văn, khác hẳn với nhiều tác giả đi trước khi viết về miền núi.
Quan trọng hơn là anh Đoàn Hữu Nam đã khắc họa được nhân vật trí thức dân tộc thiểu số. Đây là điều ít có. Có chăng các nhân vật xuất hiện như con người chân chất. mộc mạc, chứ không đầy tính trí tuệ và hiểu biết như cụ giáo Choong. Chỉ điều này thôi cũng đủ nói lên giá trị của Thổ phỉ.
Đến đây nhà văn Hoàng Quốc Hải và phu nhân đi vào nói lời chúc mừng và tặng hoa cho tác giả Đoàn Hữu Nam đã viết được tác phẩm rất xứng đáng, vừa đoạt Giải cao nhất của Hội Văn học - Nghệ thuật các DTTS Việt Nam. 
Lâm Tiến: Tôi xin nói thêm là phần kết thúc Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam hầu như không nói được gì. Nó không gợi mở ra cái gì mới cho người đọc suy nghĩ. Nó chưa vượt qua được Rừng động, Hoa hậu xứ Mường, Đồng bạc trắng hoa xòe
Trung Trung Đỉnh: Đoàn Hữu Nam là người Kinh sống nhiều năm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Anh đã lặn sâu vào cuộc sống hàng ngày của đồng bào, hiểu biết vùng núi rừng với bao ngõ ngách của nó. Nhiều đoạn trong Thổ phỉ được viết một cách thăng hoa, bay bổng. Các trang văn đó ra đời qua sự chiêm nghiệm dài lâu từ đời sống thực của đồng bào thể hiện bởi tinh thần nghệ sĩ trong anh. Đó là điều đáng quý nhất. Nó không giả vờ mà rất thực. Có thể gọi đó là huyền ảo núi rừng dân tộc Việt Nam cũng được. Cạnh đó, theo dõi Đoàn Hữu Nam ta thấy ở tác phẩm này, anh thoát khỏi kể mà đã có ý thức dựng truyện rất rõ nét. 
Phạm Duy Nghĩa: Điều dễ nhận thấy trước tiên ở Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam là sự rậm rạp của khu rừng ngôn ngữ. Thế giới nhân vật ở đây cũng khá sinh động với những tính cách đa diện, đa chiều. Dù tiểu thuyết vẫn được viết theo phong cách hiện thực truyền thống, nhưng Đoàn Hữu Nam đã biết lạ hóa nghệ thuật của mình bằng những chi tiết, hình ảnh kì lạ.
Tuy nhiên phần kết tiểu thuyết có hậu và có vẻ hơi dễ dãi. Thổ phỉ ra hàng xuôi chèo, êm ả quá, không có bất ngờ…tướng phỉ nói năng hoa mĩ, chẳng khác gì một cán bộ tuyên huấn. 
Lê Minh Thảo: Thay mặt Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai nói lời cám ơn Hội Văn học - Nghệ thuật các DTTS Việt Nam đã có một buổi tọa đàm hữu ích và thú vị. 
Inrasara: Các nhà văn, nhà phê bình đã mổ xẻ khá chi tiết tác phẩm Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam. Tôi chỉ xin nói thêm: Đây là tiểu thuyết được viết theo phương pháp hiện thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa. Và không thể nói là nó không thành công. Nhưng hạn chế nổi cộm nhất của nó chính là "cái nhìn của Thượng đế-tác giả" trong Thổ phỉ. Tôi xin miễn lượt qua tiến trình của tiểu thuyết thế giới, nhưng cái đáng nhấn mạnh hơn cả là các tác giả lớn trên thế giới của thế kỉ hai mươi đã từ bỏ lối viết này rồi. Vậy tiểu thuyết hiện nay có cần đến hệ mĩ học sáng tác cũ đó nữa không? Phương pháp sáng tác nào có thể thay thế?
Và giả dụ bạn là tác giả tiểu thuyết Thổ phỉ, bạn sẽ xử lí [kĩ thuật] câu này: "Xét cho cùng chính sách của ta cũng có những cái nóng vội, bất cập, không tính đến đặc điểm từng vùng" như thế nào?
[đến đây, Inrasara bị Đài Truyền hình VTV tranh thủ mời ra ngoài công viên trả lời phỏng vấn 5 phút về ý nghĩa và mục đích Tọa đàm, nên vài ý kiến bị đứt quãng - không ghi được]. 
Đoàn Hữu Nam: xin có đôi lời giải minh cách viết Thổ phỉ của anh. Đó là "cách viết kết hợp hiện thực với phiêu bồng triết luận, lấy hiện thực làm nền chắp cánh cho phiêu bồng triết luận, lấy phiêu bồng triết luận tôn cao hiện thực, làm mềm hóa hiện thực…" 
Phần 2.
Mai Liễu: Đọc tham luận về "Văn học trẻ dân tộc thiểu số - hành trình tìm về cội nguồn dân tộc". Anh khẳng định hiện thực dân tộc và miền núi là vùng đất mầu mỡ cho các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh đằm mình vào khai thác, anh điểm danh sơ bộ các tên tuổi mới xuất hiện nhưng đã để lại dấu ấn nhất định. Từ Khmer cho đến Êđê, từ Mường cho đến Tày… ở khắp mọi miền đất nước. Các cây bút này ngoài bộ phận còn giữ lối viết truyền thống, cũng đã lác đác xuất hiện các tìm tòi cách tân. Từ đó, thơ trẻ dân tộc thiểu số trở nên đa dạng và đa phong cách hơn trước. Nhưng dẫu sao, cuối cùng họ vẫn trở về cội nguồn dân tộc mình, gắn bó với cộng đồng; hòa hợp nhưng không hòa tan trong dòng sống bộn bề của thời hiện tại.
Inrasara: Lâu nay nhắc đến văn học dân tộc thiểu số là người ta nghĩ ngay đến sự đậm đà bản sắc, gắn liền với ngôn từ mộc mạc, lối nghĩ chân chất, lối viết có khi ngây ngô ngọng nghịu. Theo tôi văn học dân tộc thiểu số khác hơn nhiều. Xưa, chúng ta có Đam San, Xinh Nhã, Xống chụ xon xao… đóng góp lớn vào nền văn học đa dân tộc Việt Nam. Riêng Chăm, có rất nhiều cái khác biệt làm phong phú nền văn học đất nước. Tạm kể qua 4 cái khác biệt lớn: Bốn sử thi Chăm được văn bản hóa từ thế kỉ thứ XVI, Chăm có trường ca triết lí, có ba trường ca trữ tình mà nội dung chính khởi từ xung đột ý thức hệ tôn giáo, điều mà trong văn học Việt Nam không hề có. Nữa, Chăm có lối thơ như lục bát Việt…
Trung Trung Đỉnh: đề nghị nhà thơ Inrasara đọc vài câu lục bát Chăm tiêu biểu…
Inrasara tiếp: Riêng thơ trẻ đương đại Chăm cũng đã có những bước đột phá khác lạ, khác hẳn các bạn cùng trang lứa. Từ thể thơ, thủ pháp nghệ thuật, cảm htức, cho đến tinh thần sáng tác… 
Nhà phê bình Lâm Tiến và nhà văn Mã A Lềnh trao đổi nhấn vào các nhà thơ dân tộc muốn giữ được bản sắc thì phải biết viết văn làm thơ bằng tiếng dân tộc mình.
Y Phương thì nghĩ khác: Chỉ cần nghĩ theo cách nghĩ dân tộc, là mình đã mang đậm bản sắc dân tộc rồi. Bởi nếu ta viết tiếng Tày, Nùng, Churu, Chăm,… thì ai sẽ đọc? Độc giả sẽ bị bó hẹp, ta tự hạn chế chính sức mở của tác phẩm ta. Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông cả nước sử dụng, sáng tác cho hay bằng tiếng Việt, không là một việc làm có ích sao?
Hoàng Quảng Uyên đồng quan niệm với Y Phương về ngôn ngữ sử dụng những nhà văn dân tộc thiểu số. Sau khi phê phán cách tiếp thu chất hiện đại vào sáng tác của vài nhà thơ thế hệ mới, anh đề nghị nhà thơ dân tộc thiểu số phải "tự tin đam mê đắm mình vào dân tộc". Còn đắm mình như thế nào thì không thấy anh nêu ra. 
Inrasara: Nhưng các bạn hiểu thế nào là bản sắc? Trước khi có Thơ Mới, nó có là bản sắc của Việt Nam đâu? Chúng ta nhập cảng từ Pháp đấy chứ? Và ta vẫn viết thơ theo hệ mĩ học của Pháp, nhưng ta vẫn cứ bản sắc đấy thôi. Theo tôi, bản sắc là sự thể động chứ không là cái đã đóng băng…
Lâm Tiến: Tôi cho rằng chỉ có nhà thơ dân tộc thiểu số mới có thể nói về dân tộc mình sâu đậm nhất, đi vào tận chiều sâu tâm hồn dân tộc rồi bộc lộ ra đầy đủ hơn cả. Chứ các nhà văn nhưng dân tộc đa số thì khó đấy… 
Hồng Tươi, một học viên Lớp Bồi dưỡng: Vậy các bác nhà văn lớp trước chỉ ra cho thế hệ trẻ biết đâu là bản sắc dân tộc mình đi, để từ đó thế hệ con em tiếp bước. 
Sau khi nhà thơ Inrasara đề nghị nhà phê bình Lâm Tiến nên đưa ra vài ví dụ để có thể thuyết phục mọi người tin luận điểm của mình, anh dẫn một đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu ra minh chứng…
Cao Duy Sơn: Như vậy vấn đề ngôn ngữ, vấn đề bản sắc dân tộc vẫn là vấn đề còn bỏ ngõ, đòi hỏi một cuộc tọa đàm khác nữa. Hi vọng trong tương lại không xa, buổi họp mặt như thế này sẽ còn tiếp tục. Ở nhiều vùng khác nhau, địa phương khác nhau.
Thay mặt Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, tôi xin cám ơn các bạn, các anh chị em. 
Buổi Tọa đàm kết thúc.
Inrasara
Tọa đàm về
tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam
và Văn học trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại

Buổi Tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam và Văn học trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại diễn ra tại Văn phòng Cơ quan Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, sáng ngày 23-4-2011, với sự điều hành của nhà văn Cao Duy Sơn - Phó Chủ tịch Hội.
Thành phần tham dự gồm có:
- Nhà thơ Inrasara: chủ trì Tọa đàm.
- Nhà văn Lê Minh Thảo, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Tỉnh Lào Cai.
- Các nhà văn, nhà phê bình: Mã A Lềnh, Hoàng Quảng Uyên, Lâm Tiến, Trung Trung Đỉnh, Sương Nguyệt Minh, Phạm Duy Nghĩa, nhà văn Đoàn Hữu Nam
- Đài Truyền hình Trung ương VTV.
Và 12 anh chị em học viên Lớp Bồi dưỡng Sáng tác VHNT dành cho các tác giả trẻ dân tộc thiểu số và miền núi.

Sau khi nhà văn Cao Duy Sơn thay mặt Hội phát biểu khai mạc, nhà thơ Inrasara đưa ra vài quy ước sinh hoạt Tọa đàm, cuộc thảo luận đi ngay vào nội dung chương trình.

Phần 1.
Mã A Lềnh: Vào đề, tôi cần chính danh từ "Thổ phỉ". Khi đã xác minh nội hàm của từ ta mới có thể đi vào xung đột thiện ác xảy ra trong cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc này mà không sợ bị lệch hướng. Sự xung đột thiện ác đầy tính thời sự trong Thổ phỉ đã được khắc họa rất thành công bởi ngòi bút Đoàn Hữu Nam. Nhưng cái điều đáng nói hơn cả theo tôi là lực lượng đằng sau lưng "thổ phỉ", xúi bẩy, huýt chó, suỵt thú cắn càn khiến "thổ phỉ" bộc lộ mấy cái ác kia thì hoàn toàn vắng bóng trong tác phẩm. Làm sao độc giả có thể so sánh hiện thực trong tiểu thuyết và hiện thực ngoài đời.
Nhưng dù sao, Thổ phỉ "cũng đóng góp sức nặng cho văn học miền núi mà tiểu thuyết ở khu vực này hầu như vắng bóng khá lâu".

Lâm Tiến: Tôi xin nói ngay là nội dung hiện thực phản ánh trong Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam không có gì mới, trừ cụ giáo Choong. Tất cả chi tiết trong tiểu thuyết đã thấy đây đó trong các tiểu thuyết viết trước đó. Cái được của Đoàn Hữu Nam là anh biết xâu chuỗi chúng lại để tạo thành bức tranh sinh động, khá đầy đủ về Thổ phỉ. Ba tuyến nhân vật phát triển theo thời gian vật lí và xảy ra trong không gian nhỏ hẹp.
Hạn chế của Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam là anh còn nặng lối viết chuyện kể, các chi tiết văn học chưa được chú ý đúng mức. Cả ngôn ngữ và tính cách nhân vật cũng thế.

Hoàng Quảng Uyên: Tôi nghĩ khác với Lâm Tiến. Ngôn ngữ tác giả sử dụng trong tác phẩm có hai mặt được và chưa được. Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam có nhiều câu tác giả nói lấy được, hoàn toàn chưa có đầu tư thích đáng, bên cạnh đó anh cũng có lối nói rất đặc sắc (anh đọc hàng loạt ví dụ). Đoàn Hữu Nam đã biết "nói như người Dao, người Mông nghĩ", chứ không như người Kinh, như nhà văn người dân tộc đa số viết về dân tộc thiểu số lâu nay.

Sương Nguyệt Minh: Tôi không đồng ý với vài ý kiến cho rằng Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam không có cái mới. Vẫn lặp lại đề tài cũ, chi tiết cũ. Ý kiến này vẫn có vài cái đúng, chứ không phải không. Nhưng theo tôi cái đáng quý nhất của Thổ phỉ chính là cách thể hiện. Đoàn Hữu Nam đã có nỗ lực rất lớn trong cách thể hiện qua nhiều trang văn, khác hẳn với nhiều tác giả đi trước khi viết về miền núi.
Quan trọng hơn là anh Đoàn Hữu Nam đã khắc họa được nhân vật trí thức dân tộc thiểu số. Đây là điều ít có. Có chăng các nhân vật xuất hiện như con người chân chất. mộc mạc, chứ không đầy tính trí tuệ và hiểu biết như cụ giáo Choong. Chỉ điều này thôi cũng đủ nói lên giá trị của Thổ phỉ.

Đến đây nhà văn Hoàng Quốc Hải và phu nhân đi vào nói lời chúc mừng và tặng hoa cho tác giả Đoàn Hữu Nam đã viết được tác phẩm rất xứng đáng, vừa đoạt Giải cao nhất của Hội Văn học - Nghệ thuật các DTTS Việt Nam.

Lâm Tiến: Tôi xin nói thêm là phần kết thúc Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam hầu như không nói được gì. Nó không gợi mở ra cái gì mới cho người đọc suy nghĩ. Nó chưa vượt qua được Rừng động, Hoa hậu xứ Mường, Đồng bạc trắng hoa xòe

Trung Trung Đỉnh: Đoàn Hữu Nam là người Kinh sống nhiều năm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Anh đã lặn sâu vào cuộc sống hàng ngày của đồng bào, hiểu biết vùng núi rừng với bao ngõ ngách của nó. Nhiều đoạn trong Thổ phỉ được viết một cách thăng hoa, bay bổng. Các trang văn đó ra đời qua sự chiêm nghiệm dài lâu từ đời sống thực của đồng bào thể hiện bởi tinh thần nghệ sĩ trong anh. Đó là điều đáng quý nhất. Nó không giả vờ mà rất thực. Có thể gọi đó là huyền ảo núi rừng dân tộc Việt Nam cũng được. Cạnh đó, theo dõi Đoàn Hữu Nam ta thấy ở tác phẩm này, anh thoát khỏi kể mà đã có ý thức dựng truyện rất rõ nét.

Phạm Duy Nghĩa: Điều dễ nhận thấy trước tiên ở Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam là sự rậm rạp của khu rừng ngôn ngữ. Thế giới nhân vật ở đây cũng khá sinh động với những tính cách đa diện, đa chiều. Dù tiểu thuyết vẫn được viết theo phong cách hiện thực truyền thống, nhưng Đoàn Hữu Nam đã biết lạ hóa nghệ thuật của mình bằng những chi tiết, hình ảnh kì lạ.
Tuy nhiên phần kết tiểu thuyết có hậu và có vẻ hơi dễ dãi. Thổ phỉ ra hàng xuôi chèo, êm ả quá, không có bất ngờ…tướng phỉ nói năng hoa mĩ, chẳng khác gì một cán bộ tuyên huấn.

Lê Minh Thảo: Thay mặt Hội Văn học - Nghệ thuật Lào Cai nói lời cám ơn Hội Văn học - Nghệ thuật các DTTS Việt Nam đã có một buổi tọa đàm hữu ích và thú vị.

Inrasara: Các nhà văn, nhà phê bình đã mổ xẻ khá chi tiết tác phẩm Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam. Tôi chỉ xin nói thêm: Đây là tiểu thuyết được viết theo phương pháp hiện thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa nữa. Và không thể nói là nó không thành công. Còn nếu nói có hạn chế thì  điều nổi cộm hơn cả chính là "cái nhìn của Thượng đế-tác giả" trong Thổ phỉ. Tôi xin miễn lượt qua tiến trình của tiểu thuyết thế giới, nhưng điều đáng nhấn mạnh hơn cả là các tác giả lớn trên thế giới của thế kỉ hai mươi đã từ bỏ lối viết này rồi. Vậy tiểu thuyết hiện nay có cần đến thủ pháp sáng tác cũ đó nữa không? Phương pháp sáng tác nào có thể thay thế?
Và giả dụ bạn là tác giả tiểu thuyết Thổ phỉ, bạn sẽ xử lí [kĩ thuật] câu này: "Xét cho cùng chính sách của ta cũng có những cái nóng vội, bất cập, không tính đến đặc điểm từng vùng" như thế nào?

Đoàn Hữu Nam: xin có đôi lời giải minh cách viết Thổ phỉ của anh. Đó là "cách viết kết hợp hiện thực với phiêu bồng triết luận, lấy hiện thực làm nền chắp cánh cho phiêu bồng triết luận, lấy phiêu bồng triết luận tôn cao hiện thực, làm mềm hóa hiện thực…"

Cao Duy Sơn: hiện đại trên nền cổ điển…

Phần 2.
Mai Liễu: Đọc tham luận về "Văn học trẻ dân tộc thiểu số - hành trình tìm về cội nguồn dân tộc". Khẳng định hiện thực dân tộc và miền núi là vùng đất mầu mỡ cho các nhà thơ, nhà văn dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh đằm mình vào khai thác, anh điểm danh sơ bộ các tên tuổi mới xuất hiện nhưng đã để lại dấu ấn nhất định. Từ Khmer cho đến Êđê, từ Mường cho đến Tày… ở khắp mọi miền đất nước. Các cây bút này ngoài bộ phận không nhỏ còn giữ lối viết truyền thống, cũng đã lác đác xuất hiện vài cây bút nỗ lực tìm tòi cách tân. Từ đó, thơ trẻ dân tộc thiểu số trở nên đa dạng và đa phong cách hơn trước. Nhưng dẫu sao, cuối cùng họ vẫn trở về cội nguồn dân tộc mình, gắn bó với cộng đông; hòa hợp nhưng không hòa tan trong dòng sống bộn bề của thời hiện tại.

Inrasara: Lâu nay nhắc đến văn học dân tộc thiểu số là người ta nghĩ ngay đến sự đậm đà bản sắc, gắn liền với ngôn từ mộc mạc, lối nghĩ chân chất, lối viết có khi ngây ngô ngọng nghịu. Theo tôi văn học dân tộc thiểu số khác hơn nhiều. Xưa, chúng ta có Đam San, Xinh Nhã, Xống chụ xon xao… đóng góp lớn vào nền văn học đa dân tộc Việt Nam. Riêng Chăm, họ có thể góp được khá nhiều cái khác biệt để làm phong phú nền văn học đất nước. Tạm kể qua 4 cái khác biệt lớn: Bốn sử thi Chăm được văn bản hóa từ thế kỉ thứ XVI, Chăm có trường ca triết lí, có ba trường ca trữ tình mà nội dung chính khởi từ xung đột ý thức hệ tôn giáo, điều mà trong văn học Việt Nam không hề có. Nữa, Chăm có lối thơ như lục bát Việt…

Thể theo đề nghị của Trung Trung Đỉnh, Inrasara đọc vài câu lục bát Chăm tiêu biểu…
Inrasara tiếp: Riêng thơ trẻ đương đại Chăm cũng đã có những bước đột phá khác lạ, khác hẳn các bạn cùng trang lứa. Từ thể thơ, thủ pháp nghệ thuật, cảm htức, cho đến tinh thần sáng tác…

Nhà phê bình Lâm Tiến và nhà văn Mã A Lềnh trao đổi nhấn vào các nhà thơ dân tộc muôn sgiữ được bản sắc thì phải biết viết văn làm thơ bằng tiếng dân tộc mình.
Y Phương và thì nghĩ khác: Chỉ cần nghĩ theo cách nghĩ dân tộc, là mình đã mang đậm bản sắc dân tộc rồi. Bởi nếu ta viết tiếng Tày, Nùng, Churu, Chăm,… thì ai sẽ đọc? Độc giả sẽ bị bó hẹp, ta tự hạn chế chính sức mở của tác phẩm ta. Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông cả nước sử dụng, sáng tác cho hay bằng tiếng Việt, không là một việc làm có ích sao?

Hoàng Quảng Uyên đồng quan niệm với Y Phương về ngôn ngữ sử dụng những nhà văn dân tộc thiểu số. Sau khi phê phán cách tiếp thu chất hiện đại vào sáng tác của vài nhà thơ thế hệ mới, anh đề nghị nhà thơ dân tộc thiểu số phải "tự tin đam mê đắm mình vào dân tộc". Còn đắm mình như thế nào thì không thấy anh nêu ra.

Inrasara: Nhưng các bạn hiểu thế nào là bản sắc? Trước khi có Thơ Mới, nó có là bản sắc của Việt Nam đâu? Người Việt nhập cảng từ Pháp đấy chứ? Và ta vẫn viết thơ theo hệ mĩ học của Pháp, nhưng khi đã hay thì tất cả trở thành bản sắc. Như Thơ Mới đã trở thành bản sắc Việt Nam. Theo tôi, bản sắc là sự thể động chứ không là cái đã đóng băng…

Lâm Tiến: Tôi cho rằng chỉ có nhà thơ dân tộc thiểu số mới có thể nói về dân tộc mình sâu đậm nhất, đi vào tận chiều sâu tâm hồn dân tộc rồi bộc lộ ra đầy đủ hơn cả. Chứ các nhà văn nhưng dân tộc đa số thì khó đấy…

Hồng Tươi, một học viên Lớp Bồi dưỡng: Vậy các bác nhà văn lớp trước chỉ ra cho thế hệ trẻ biết đâu là bản sắc dân tộc mình đi, để từ đó thế hệ con em tiếp bước.

Khi Inrasara đề nghị nhà phê bình Lâm Tiến nên đưa ra vài ví dụ để có thể thuyết phục mọi người tin luận điểm của mình, anh dẫn một đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu ra minh chứng…

Cao Duy Sơn: Như vậy vấn đề ngôn ngữ, vấn đề bản sắc dân tộc vẫn là vấn đề còn bỏ ngõ, đòi hỏi một cuộc tọa đàm khác nữa. Hi vọng trong tương lại không xa, buổi họp mặt như thế này sẽ còn tiếp tục. Ở nhiều vùng khác nhau, địa phương khác nhau.
Thay mặt Hội Văn học - Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam, tôi xin cám ơn các bạn, các anh chị em.

Buổi Tọa đàm kết thúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét