Báo Đà Nẵng cuối tuần, 8-5-2011
Sáng ngày 23-4-2011, lần đầu tiên Hội Văn học – Nghệ thuật các Dân tộc Thiểu số Việt Nam tổ chức Tọa đàm văn học. Tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam vừa đoạt Giải A Văn xuôi của Hội là đối tượng được chọn. Nhà thơ Inrasara chủ trì Tọa đàm. Tham dự có mươi nhà văn, nhà phê bình khác, cùng 12 anh chị em học viên Lớp Bồi dưỡng Sáng tác VHNT dành cho các tác giả trẻ dân tộc thiểu số và miền núi.
Đây là tác phẩm có tiếng vang trong dư luận bạn đọc
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
Thứ Hai, 21 tháng 11, 2011
Heo may về ( Tản văn của Công Thế)
Heo may về Tản văn của Công Thế
Mới hôm nào râm ran lời chào xuân. Mới hôm nào những mầm non mơn mởn đón những vạt nắng. Vậy mà hôm nay bất chợt làn heo may se se lạnh ùa về xạc xào lá bay. Sắc thu đã ươm vàng trên vòm lá, sắc thu ươm vào cả khoé mắt nâu thiếu nữ bâng khuâng. Bông mình thấy hoang hoải một chút gì man mác những xa xăm dội về. Và mình viết, viết cho một nỗi nhớ. Nỗi nhớ không có tên, nỗi nhớ cứ theo năm tháng đeo đẳng không nguôi....
Có một người ở xa
Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011
Giới thiệu phim mới
Hôm nay tôi trân trọng thông báo với bạn bè xa gần biết. Kịch bản phim Rừng Thiêng của tôi chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Thế Sinh đã được Đạo diễn Triệu Tuấn và đài Truyền hình VTC thực hiện đã khởi quay cách đây vài tháng sắp được ra mắt khán giả cả nước. Đây là bộ phim nói về tính người trong thời hiện đại. Phim về đề tài miền núi có nhiều tình hướng gây cấn và phong cảnh hùng vĩ nơi núi rừng Tây Bắc. Những xung đột các thế lực, lòng tham và độc ác.... Dưới đây là bài viết của Ngọc Cường cũng hé lộ phần nào nội dung của phim.
Mời các bạn đón xem. Xin trân trọng giới thiệu: Nhà văn Đoàn Hữu Nam ( Dưới đây)
Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011
Ảnh vui và đẹp...
Ảnh 1:
Kẻ chộp giật và lũ thông đồng....
Ảnh 3
Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi. ( Vịnh Hạ Long )
- Ới bác Tòng. Trông bác đểu bỏ mẹ ý nhìn bùn cười lắm ! không thể đểu hơn được nữa..
- Này cái nhà anh kia cười thật hay cười đểu đấy. Liệu cái thần hồn. Tau, trông thì đểu nhưng tau không đểu, tao mà đểu thì thiên hạ nó còn đểu hơn tao hàng trăm lần, mày hiểu chưa? Ngay cái thằng G L ở chỗ mày nhìn tử tế vậy nhưng nó là con sói đấy, còn lần mò chui rúc như rận váy nữa, mày có biết không? Ngu lắm cứ chũi mũi viết lách, hoa mắt tịt màu là phải....
Ảnh 2; Kẻ chộp giật và lũ thông đồng....
Ảnh 3
Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi. ( Vịnh Hạ Long )
Nguồn từ Congtheks.blocg
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011
Lùm xùm quanh chuyện bắt tay.
Nguồn từ Cong the. Blocg
Bắt tay là một nếp văn hoá du nhập. Cách đây một vài thập kỷ ở nước ta việc bắt tay chỉ có trong giới quan chức hay trí thức, rồi người thành thị. Từ thời hội nhập cái bắt tay mới lan rộng đến các tầng lớp xã hội và nở rộ khắp nhất vào những năm gần đây. Câu chuyện bắt tay của Nhà thơ họ Văn phía dưới khá thú vị, kỹ lưỡng. Cái chuyện bắt tay bây giờ cứ thấy thái quá nhiều khi trở thành nhàm, làm mất đi cái lịch sự vốn có của nó.
Chưa ở đâu bắt tay nhiều như ở Việt Nam, và cũng không ở đâu cái vụ bắt tay nhiều như ở Tây bắc cụ thể là Lào Cai. Quen lạ, thân sơ, yêu ghét, bắt tuốt cứ gặp là chìa tay. Có thằng ghét nhau bỏ mẹ nhưng ngồi cuộc rượu vẫ cứ phải xia tay gật. Có ông xoè tay choẽ ngửa đơ đơ như chân gà bắt. Gặp nhau bắt, nói chuyện bắt, bất cứ chỗ nào thậm chí cả nơi toilet cũng bắt, có ông ra về chào rồi bắt đến chục lần vẫn chưa đi được. Nhất là trên bàn nhậu chung ly bắt, riêng bắt, đồng khởi bắt...mỗi lỵ là mỗi nắm tay gật,.. gật. Nhiều ông vừa cầm cục xương gặm tay còn lùm xùm nhoe nhét vẫn cứ đưa tay bắt bẩn bỏ mẹ ý. Có ông vừa đứng đái nói như Công Hùng vừa vẩy vẩy, tay vẫn chìa ra, chào bác. Bắt. Đành rằng lễ thì vái đái thì vẩy, cho xong đã. Ôi trăm nghìn kiểu bắt. Mà sướng nhất là kiểu ngoặc ngón tay vào lòng bàn tay người ta gãi gãi.
Còn việc bắt tay làm sao trong ngoại giao, đấy là cả một phong cách đã có sách viết và dậy bắt khi đi ngoại giao, có giáo trình của bộ ngoại giao hẳn hoi. Bắt tay sao cho phù hợp đúng mức, lịch sự đúng tác phong thể hiện vai trò và thể diện. Và sau đây là chuyện bắt tay của Văn Công Hùng.
Đăng bởi Congtheks.
Chưa ở đâu bắt tay nhiều như ở Việt Nam, và cũng không ở đâu cái vụ bắt tay nhiều như ở Tây bắc cụ thể là Lào Cai. Quen lạ, thân sơ, yêu ghét, bắt tuốt cứ gặp là chìa tay. Có thằng ghét nhau bỏ mẹ nhưng ngồi cuộc rượu vẫ cứ phải xia tay gật. Có ông xoè tay choẽ ngửa đơ đơ như chân gà bắt. Gặp nhau bắt, nói chuyện bắt, bất cứ chỗ nào thậm chí cả nơi toilet cũng bắt, có ông ra về chào rồi bắt đến chục lần vẫn chưa đi được. Nhất là trên bàn nhậu chung ly bắt, riêng bắt, đồng khởi bắt...mỗi lỵ là mỗi nắm tay gật,.. gật. Nhiều ông vừa cầm cục xương gặm tay còn lùm xùm nhoe nhét vẫn cứ đưa tay bắt bẩn bỏ mẹ ý. Có ông vừa đứng đái nói như Công Hùng vừa vẩy vẩy, tay vẫn chìa ra, chào bác. Bắt. Đành rằng lễ thì vái đái thì vẩy, cho xong đã. Ôi trăm nghìn kiểu bắt. Mà sướng nhất là kiểu ngoặc ngón tay vào lòng bàn tay người ta gãi gãi.
Còn việc bắt tay làm sao trong ngoại giao, đấy là cả một phong cách đã có sách viết và dậy bắt khi đi ngoại giao, có giáo trình của bộ ngoại giao hẳn hoi. Bắt tay sao cho phù hợp đúng mức, lịch sự đúng tác phong thể hiện vai trò và thể diện. Và sau đây là chuyện bắt tay của Văn Công Hùng.
Đăng bởi Congtheks.
Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011
Bình thơ
Mỗi độ thu về - giãi bày của một người thơ
(Nhân đọc tập thơ Mỗi độ thu về của Xuân Phượng - NXB Hội Nhà văn năm 2011)
Đoàn Hữu Nam
Mỗi độ thu về là tập thơ thứ sáu của nhà thơ Xuân Phượng. Tập thơ được ra mắt vào dịp ông vừa bước qua tuổi 68. Nói đến Thu là nói đến độ chín, đến bề dày cuộc sống đã được chiêm nghiệm, song cũng là nói đến sự bước qua bên kia dốc của cuộc đời, là một nấc đánh dấu sự ra đi đầy nghiệt ngã của tuổi tác. Đó là quy luật tất yếu. Mỗi lần cây đổ lá, mỗi lần heo may về, cùng với sự e ngại về thời tiết là sự bâng khuâng nuối tiếc, là lảng tránh bóng chiều vùn vụt khuất che, lảng tránh sự xuống dốc của sức khỏe, là khát khao níu kéo, khát khao sống lại những ngày hè rực lửa... Song cái gì đến sẽ không cưỡng lại được, nó vuột khỏi ước muốn của con người. Đời là thế. Người là thế! Những ai biết đối mặt, biết chấp nhận, lấy cái được để bù đắp cái mất, cái đủ đầy để bù đắp, che lấp cái thiếu hụt, trống vắng để từ đó vươn lên, người đó sẽ viên mãn hạnh phúc.
Xuân Phượng là...
Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011
Hoang sơ Cù Lao Chàm
Cù Lao Chàm một xã đảo của TP Hội An tỉnh Quảng Nam
Công Thế gửi nhờ
Trong chuyến du ngoạn “con đường di sản Miền Trung” đã cho tôi bao điều bổ ích. Nhưng có lẽ thú vị và ấn tượng nhất đối với tôi cũng như cả đoàn, đó là chuyến theo tàu ra đảo Cù Lao Chàm. Một hòn đảo còn hoang sơ thô mộc đến ngỡ ngàng và đầy quyến rũ, đặc biệt là màu xanh, xanh đến ngát mắt, xanh đến thăm thẳm, màu xanh cứ miên man làm nao lòng …Sau đây là mộ số hình ảnh về Cù lao mà tác giả đã ghi được
Thác đẹp
15/08/2011 | 09:23
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác "Chín bậc tình yêu"
Dân Việt - Không biết có phải bởi những “lời hay ý đẹp” từ câu chuyện tương truyền huyền bí, mà mỗi ngày có hàng trăm bạn trẻ kéo nhau lên thác “Chín bậc tình yêu” để được thả hồn, ngâm mình và vui đùa tại đây.
Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011
Nhà phê bình văn học Đoàn Minh Tâm viết về tiểu thuyết Thổ phỉ
Tiểu thuyết Thổ phỉ - Vài cảm nhận
Đoàn Minh Tâm- Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Tôi đọc tiểu thuyết Thổ phỉ trên máy tính, dạng bản thảo mềm. Đọc rất chậm, gần nửa tháng mới xong. Phần vì xưa nay quen đọc trên giấy, giờ đọc trên máy tính rất mỏi mắt, song chủ yếu là vì không thể đọc qua loa, đại khái một cuốn tiểu thuyết đồ sộ “tích hợp” nhiều vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam, một cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã dành trọn tâm huyết, bút lực ròng rã trong suốt mấy năm trời để hoàn thành.
Nhà văn Sương nguyệt Minh viết về tiểu thuyết Thổ phỉ
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT ĐOÀN HỮU NAM trong tiểu thuyết THỔ PHỈ.
Nhà văn SƯƠNG NGUYỆT MINH
Tôi biết nhà văn Đoàn Hữu Nam đã lâu, nhưng anh sống ở Lào Cai cách xa Hà Nội đến 400km nên ít khi gặp gỡ nhau. Tuy vậy, đã là người theo nghiệp văn chương nên vẫn đọc văn của anh thường xuyên, cái thì in trên sách, báo, cái thì gửi qua đường Internet. Quả thật, tôi không vừa lòng với những gì nhà văn họ Đoàn này đã sáng tác. Anh viết có văn,
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011
Bai tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam
Tọa đàm về tiểu thuyết Thổ phỉ của Đoàn Hữu Nam và Văn học trẻ dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại
Nhà thơ Inrasara tổng thuật - 29-06-2011 08:16:30 AM
bình tạp thơ Dấu nối thênh thang
NGUYỄN VĂN TÔNG
Dấu nối thênh thang một nỗi niềm
(NXB Hội Nhà văn năm 2006)
Cho đến bây giờ, khi đã là người của “vạn đại” rồi tôi mới có nhiều thời gian đọc và ngẫm nghĩ Dấu nối thênh thang của nhà thơ Đoàn Hữu Nam . Và đến bây giờ, khi gấp cuốn sách lại tôi mới cảm nhận thấy những trang thơ, câu thơ Đoàn Hữu Nam trong Dấu nối thênh thang và những nỗi niềm trong đó có cái gì đó không phải của riêng Đoàn Hữu Nam nữa, mà nó là nỗi niềm của nhiều người thấy mình có một chút trong đó, thế cũng đủ cho cuộc sống đầy nhân ái và biến động ai cũng phải qua.
Còn nhớ,
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011
Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011
Bạn văn
Bài này của nhà văn Nguyễn Quang Lập ( Bọ Lập) đăng lên đây cho rôm
Đăng bởi: Nguyễn Quang Lập | 22.06.2011
Trần Tiến, kiếp du ca
Hôm qua mình đến dự lễ 100 năm ngày sinh Lưu Trọng Lư gặp Trần Tiến, chưa kịp nói chuyện gì anh đã ghé tai mình, nói công tác nhậu của mày dạo này thế nào. Mình cười, nói yếu kém đi rất nhiều nhưng vẫn còn chơi được. Anh đập đùi vui vẻ, nói thế là hay rồi, xong cuộc này về nhà Nguyễn Mạnh Tuấn nhậu nhé. Tao hẹn với nó rồi. Mình nói anh cũng quen cụ Lưu Trọng Lư à. Anh nói chứ sao, tao có một chương trình thơ Lưu Trọng Lư nhạc Trần Tiến rất ấn tượng, đến chết cũng không quên.
Mình đến dự lễ vì tình đồng hương chứ không hề quen biết cụ. Nhà mình với nhà cụ đối diện nhau qua sông Gianh. Nếu vạch một đường vuông góc với sông Gianh từ nhà cụ thì đường đó băng qua nhà mình ở bên kia bờ. Cụ rời nhà đi làm cách mạng từ khi mình chưa đẻ làm sao mình biết đựợc cụ. Mình rất tự hào được là đồng hương của cụ, dù cụ ở huyện Bố Trạch nhưng lúc nào mình cũng coi cụ cùng làng cùng xóm với mình. Anh Lưu Trọng Văn, con trai cụ, gọi điện cho mình, nói chết quá mày ạ, cuốn tuyển tập Lưu Trong Lư in lộn huyện Bố Trạch quê tao ra huyện Quảng trạch quê mày, dân Bố Trạch đang phản đối ầm ầm. Mình nhăn răng cười he he, nói rứa thì dân Quảng Trạch lời to.
Thật sự nể anh em Lưu Trọng Văn quá, chả cần biết Nhà nước có nhớ hay không, tự mình tổ chức một lễ kỉ niệm cho cha thật sang trọng và ấm áp, khách dự toàn những người nổi tiếng nhất làng văn nghệ trong thành phố. Có cả cụ Phạm Duy, chị Trà Giang. Cụ Nguyễn Văn Tý đi đứng không còn vững nữa cũng cố lết đến, thật cảm động. Chẳng bù con cái những cụ khác, chết là hết, nhà nước có làm gì thì làm chứ họ chẳng bao giờ nghĩ tới. Có một nhà văn cực nổi tiếng, viết sách rất nhiều, nhưng khi cụ mất đi con cháu trong nhà không hề có ý thức thu gom bản thảo, sách vở của cụ để lưu giữ. Mình muốn tái bản một cuốn sách của cụ, khi hỏi các con cụ thì ai cũng lắc đầu cười trừ, họ chẳng biết cuốn đó giờ nằm ở phương nào. Thế mới biết anh em Lưu Trọng Văn thật có hiếu.
Nhưng buổi lễ dài quá, có lẽ nó lẫn giữa hội thảo với lễ kỉ niệm, càng về cuối càng không biết cái lễ này sẽ kết ra làm sao. Trần Tiến bấm nháy mình chuồn, nói đi ra từng thằng một nhé, đừng để Lưu Trọng Văn thấy, nó buồn. Mình ngồi nghe cũng đã nản, nghe anh rủ là đi liền. Anh khoác vai mình ra xuống cầu thang, nói vẫn biết mình bỏ dở cuộc này là rất tệ nhưng cái tính tao thế, đứng đắn một lúc thì được chứ đứng đắn dài dài là chịu không thấu. Mình cười hì hì, nói anh em mình giống nhau.
Mình quen Trần Tiến từ năm 1987, khi anh kéo băng nhạc Rock đen trắng ra Huế diễn hai đêm, đêm nào người xem cũng chật rạp. Diễn xong anh kéo mình với anh Tường ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) nhậu nhét thâu đêm. Chả hiểu sao đêm thứ hai Thanh Lan bỏ đoàn vào Sài Gòn, một mình Trần Tiến gánh cả chương trình hai tiếng đồng hồ, chương trình vẫn sôi động như thường. Khán giả vô cùng hào hứng, tuyệt không một ai bỏ về.
Khả năng tự tung tự tác của Trần Tiến thật phi thường. Năm 1992, anh với Hồng Ngọc ghé qua nhà mình ở Quảng Trị, nói tao thấy cái xe Jeep ở Lao Bảo thích quá mà không đủ tiền, mày bày trò cho tao kiếm tiền đi. Mình cười hề hề, nói xong ngay. Nhưng anh tính hát vo à. Anh nói chỉ cần máy kiếm cho tao cái ghi ta thùng là được. Mình ok liền, mượn ngay rạp hát Quảng Trị, rồi lên đài truyền thanh Thị xã loan báo, nói a lô a lô nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Hồng Ngọc rất cảm động khi đi qua Quảng Trị, mảnh đất 81 ngày đêm máu và nước mắt, đã quyết định dừng chân lại nơi đây, thực hiện một chương trình ca nhạc Tình yêu và Đất nước…hi hi. Bà con Thị xã Quảng Trị kéo đến chật kín rạp, chưa bao giờ rạp này khách đông đến thế. Với một cái ghi ta thùng, Trần Tiến và Hồng Ngọc chơi trọn một chương trình rất hấp dẫn, dân Quảng Trị sướng ngây ngất. Mấy năm sau hãy còn nhắc.
Trần Tiến kiếm tiền rất dễ nhưng chưa bao giờ thấy anh giàu. Kiếm bao nhiêu anh nhậu bấy nhiêu, nhậu đến xu cuối cùng, chẳng cần biết ngày mai rồi sẽ sống ra sao. Hôm về Huế diễn, anh nhậu với mình đến sáng. Anh gọi bia rượu đồ mồi tơi tới cho hơn chục người nhậu nhẹt say sưa. Mình say, ngủ tới trưa mới tỉnh thì nghe nói anh bắt xe tải vô Sài Gòn rồi. Chả hiểu sao anh không đi tàu lại đi xe tải, mình đoán chắc ông này lãng tử thích đi xe tải vi vu thỏa chí tang bồng, đâu biết anh vét hết tiền nhậu đêm đó, đến nỗi không có tiền mua một cái vé tàu. Năm sau gặp, hỏi thì anh cười khì, nói khổ thân tao, đã không tiền phải xin đi nhờ xe tải, vào đến Bình Thuận xe tải đâm phải một xe tải khác, thằng xế gãy chân, tao nằm đói một ngày trời mới xin được xe khác vô Sài Gòn.
Năm 1996 anh sang Nga, du ca khắp nước Nga. Lúc về gặp mình ở Hà Nội, chỉ thấy anh đứng nói suông không hề kéo mình vào quán như mọi lần. Mình trêu anh, nói bác bây giờ khẳm tiền rồi, chắc đang ở tình trạng thiếu năm phân đầy trăm cây, tiết kiệm ghê quá. Anh moi ra một rúp, nói thu nhập chuyến du ca của tao đây này. Mình chả tin. Anh cười, nói người ta du ca, tao du côn ca. Kiếm được đồng nào nhậu và yêu đồng đó, bò về tới đây được là phúc. Cái kiếp du côn ca của tao thật chán mớ đời.
Hi hi… nghĩ cái số kiếp Trần Tiến cũng hay. Thuở bé nhạc nhẽo chả quan tâm, chỉ chúi mũi học giỏi cả toán lẫn văn, thế rồi bỗng trở thành nhạc sĩ. Trần Tiến học cấp 2 trường Trưng Vương Hà Nội, trường này trước 1962 toàn con gái, sau mới tuyển cả học sinh nam. Anh khoe, nói tao là lứa đầu tiên vác cu về trường Trưng Vương đấy nhé. Cấp 2 anh giỏi văn nổi tiếng trường, đã giỏi văn lại hát hay, mấy em học cùng trường mê tít. Lên cấp 3 lại học giỏi toán cực kỳ, giải nhất toán Miền Bắc năm 1963 hay 1964 chi đó. Anh nói chiến tranh đã biến số kiếp tao thành kiếp du côn ca, nếu không có chiến tranh rất có thể tao làm toán giỏi như Ngô Bảo Châu, hèn ra cũng viết văn được như mày.
Đúng vậy. Tốt nghiệp phổ thông vừa lúc chiến tranh phá hoại Miền Bắc bùng nổ, Trần Tiến đi TNXP vào tận Bố Trạch, Quảng Bình “phá đá mở đường Trường Sơn”. Từ đó mới tòi ra bài hát TNXP ra tiền tuyến, sau sang Lào anh có thêm bài Cô gái Sầm Nưa. Trần Tiến trở thành nhạc sĩ lừng danh từ khi nào không biết. Hồi bé mình nghiện bài Cô gái Sầm nữa, hát đi hát hát lại cả trăm lần nhưng chả biết tác giả là ai. Một hôm rượu say với anh, mình trương gân cổ hát rống lên mấy câu, sai nhịp lạc phách tùm lum. Anh trợn mắt lên nhìn mình, nói này thằng kia, đừng có xúc phạm bài hát của tao. Khi đó mới biết Trần Tiến có những bài hát rất nổi tiếng từ tuổi hai mươi. Phục lăn.
Năm 1979 chiến tranh biên giới Trung- Việt, khi đó mình đang học năm cuối Bách Khoa, có một nhóm ca khúc chính trị biểu diễn ở sân trường. Ba cô gái rất xinh ôm ghi ta hát bài Những đôi mắt mang hình viên đạn xúc động đến nỗi mình đã bật khóc, cả ngàn sinh viên đêm ấy đứng lặng ngắt, nước mắt rưng rưng. Chả hiểu sao mình cứ đinh ninh bài ấy là của Phan Nhân, mới hôm qua đây thôi mình ớ người, té ra là của Trần Tiến.
Cuộc nhậu ở nhà Nguyễn Mạnh Tuấn kéo dài tới ba giờ chiều, nói đông nói tây cuối cùng cũng quay về câu chuyện Biển Đông đang nổi sóng. Trần Tiến có khá nhiều ca khúc chính trị nổi tiếng nhưng anh rất ghét phải ngồi nghe chuyện chính trị. Ngồi nhậu đâu hễ người ta bàn chuyện chính trị là anh kiếm cớ chuồn liền. Có lẽ duy nhất buổi nhậu hôm qua là anh không bỏ về. Anh ngồi im nghe anh em bàn tán, mặt mày buồn xo.
Bất chợt Trần Tiến cất tiếng hát. Anh hát bài Những đôi mắt mang hình viên đạn. Lúc đầu còn hát nhỏ sau anh hát to, rất to. Sự bùng nổ cảm xúc cố kim nén hiếm hoi của Trần Tiến: Đoàn quân lặng im, nhìn đàn em bé, từng đôi mắt đen xoe tròn, từng đôi mắt mang hình viên đạn, từng đôi mắt sáng lên cháy lên như ngàn viên đạn, từng đôi mắt quê hương trao cho đoàn quân/ Người chiến sĩ hãy giữ lấy… Anh đột ngột dừng lại giữa chừng, ngồi rũ ra không nói gì. Rất lâu sau anh ngước lên rưng rưng nhìn mình, nói Biển Đông đang nổi sóng mà tao già mất rồi mày ạ. Khốn thế.
TRÊN BÀN NHẬU HÔM NAY 22/06/2011
Văn Công Hùng nói về " Thổ phỉ"
vanconghung | 26 Aug, 2010, 10:24 | VĂN CÔNG HÙNG VIẾT VỀ BẠN BÈ | (655 Reads)
Mình quen Đoàn Hữu Nam theo kiểu Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình, thi thoảng đi họp thấy một gã hầm hố như... thổ phỉ nhưng ngại chả hỏi. Cho đến một hôm, hình như là anh Tùng Điển, tự nhiên giới thiệu: Thằng này là Đoàn Hữu Nam ở Lào Cai đấy. Thế là bắt tay, rồi mình ngồi sau lặng lẽ ngắm y, chụp trộm cái ảnh cho bộ sưu tập ảnh nhà văn của mình. Mình ngại đến mức sau đó có một cuộc lủi thủi lên Sa Pa nhưng mình cũng chả gọi...
Nhưng văn y thì mình đọc, và vì đọc nên mới nhớ tên chứ.
Vừa rồi đại hội Nhà Văn, y dúi cho mình cuốn sách hơn năm trăm trang còn thơm mùi mực, thì thào: Sách ít quá, biếu "vụng" ông một cuốn,đọc nhau phát cho vui. Thú thực mình cũng mang theo chục cuốn "Đêm không màu" nhưng rồi thấy ai cũng... đáng thương đáng mến cả, nên cuối cùng mang về đủ, không nỡ làm hại ai...
---------------------
"THỔ PHỈ" VÀ HIỆN THỰC VĂN CHƯƠNG
------------
Cái sự đọc lâu nay có vẻ bị coi nhẹ, đặc biệt là đọc văn chương, trong văn chương thì ngại nhất là tiểu thuyết, nó vừa dài vừa nặng nề, nhưng quan trọng là dạo này nó hay viết... vớ vẩn, không hay, toàn viết trên trời dưới đất, ngồi một chỗ tưởng tượng ra mà viết, rất phi thực tế và phi lô gích. Vẫn biết nhà văn không như nhà sử, phản ánh lịch sử, nhưng nhà văn muốn phản ánh thời đại thì phải nắm rõ thời đại ấy thông qua các biến cố, các sự kiện lịch sử có thật, rồi thay vì phản ánh thì nghiền ngẫm, thì dựng lại lịch sử thông qua các nhân vật, các hình tượng văn học trên cơ sở hiện thực lịch sử, lô gich lịch sử...
Dông dài thế để tôi nói về một cuốn sách rất "hiện thực" nhưng lại cũng rất tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Hữu Nam, cuốn "Thổ phỉ", tiểu thuyết dày 515 trang, NXB Hội Nhà Văn phát hành quý 3 năm 2010.
Từ sự kiện lịch sử có thật xảy ra cách đây đã lâu là việc nổi phỉ của một nhóm phản động ở vùng núi phía bắc, trong đó có Lào Cai, nơi anh sinh sống và lao động văn học suốt mấy chục năm nay, anh đã viết một cuốn tiểu thuyết mà dẫu rất bận, tôi vẫn làm một hơi hai đêm là hết. Vấn đề là, anh đã tiêu hóa cái sự kiện đau lòng ấy bằng nghệ thuật tiểu thuyết rất nhuần nhuyễn.
Trước hết là anh nắm rất vững, hiểu rất sâu, văn hóa cũng như phong tục của cái vùng đất mà anh sống cũng như nơi anh cho các nhân vật của mình tung hoành. Đấy là yêu cầu tối thiểu và bắt buộc đầu tiên của nhà văn. Tiếp theo là một thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc. Nhà văn phải dùng tài năng của mình một cách cẩn trọng, tôn trọng mình và tôn trọng người đọc. Cẩn trọng từ cách dùng từ, dựng tứ, bố cục, cho đến sự phát triển tâm lý cũng như các hành động của nhân vật trong cái không gian nghệ thuật mà nhà văn bày ra. Cái trường đoạn mở đầu tiểu thuyết tả đời sống của cộng đồng hổ là minh chứng cho điều tôi vừa dẫn. Đoàn Hữu Nam đã rất công phu nghiên cứu đời sống của hổ, rồi sáng tạo ra một thế giới lãnh địa hổ, chính xác và bay bổng, nghiêm cẩn và thăng hoa, hiện thực mà tung tẩy, rợn ngợp nhưng vẫn thích thú phiêu bồng... Ấy là cảnh hổ làm tình vừa hoành tráng vừa lãng mạn, là nghĩa địa hổ, nơi những con hổ khoe lần cuối cùng cái sức mạnh chúa tể của mình trong cái thời khắc sinh tử cảm động nhất, mà vẫn uy nghiêm và quy củ...
Là sự giải thích rất nhân văn về Thổ phỉ. Họ chính là những người dân hiền lành lương thiện, ít học và bảo thủ, tự cao và tự ti, dốt nát và ngông cuồng... bị những kẻ cầm đầu thổi thành những chiến binh thiện nghệ đối đầu với chính quyền, với cái tốt cái đẹp. Những con người ngu muội ấy khi kết thành đám đông và bị kích động thì họ sẵn sàng gây ra tội ác, cả những tội ác man rợ nhất. Nhưng thẳm sâu trong họ vẫn là sự hướng thiện, phập phồng trong họ vẫn là những đốm sáng, có dịp là bùng lên.
Cái phông, cái nền bền vững của văn hóa dân tộc cộng với lòng tốt, lẽ phải của cách mạng, của những nhân vật cụ thể như cụ giáo Choong, của Pham, Bắc, Đàu, Đoàn Văn Long... hiện thân của cái đẹp. Đấy là những nhân vật văn học có số phận, có sự phát triển tính cách khiến cho câu chuyện phát triển về phía sáng, về hướng tốt đẹp mà không cảm thấy khiên cưỡng, áp đặt, mà thấy đương nhiên và tất yếu, qua đó thấy được sự ám ảnh của những quăng quật, thấy được sự bi tráng của khát vọng, thấy cái giá của tự do, của lẽ sống. Con người, trong cuộc đời mình luôn là sự dấn thân xen kẽ ngập ngừng giữa những hoài nghi và tồn sinh. Giải quyết những mâu thuẫn, những trắc trở ấy, là con người tự vượt mình để vươn lên. Đây là đoạn Đoàn Hữu Nam tả về cụ giáo Choong, một trí thức của vùng. Bao giờ và ở đâu cũng thế, vai trò của trí thức là vô cùng lớn, nó chính là cái hướng của la bàn, là bấc của ngọn đèn... "... cụ không chỉ là thầy học, là ân nhân, mà còn là cây cầu, bến đỗ, là nơi chốn có thể xẻ chia, nương tựa của nhiều người. Không ai biết những buồn đau, day dứt, cái gánh nặng cha anh để lại cụ cất giấu vào đâu, họ chỉ biết trong quay cuồng của gió bão mà tâm cụ vẫn tĩnh, lòng cụ không động, qua cụ, họ thấy giời, thấy đất, thấy lý, thấy lối, thấy dòng nước đầu nguồn. Họ chỉ biết khi giảng sách thánh hiền đôi mắt cụ rực sáng, người như nhập đồng, cái giọng trầm trầm mang nặng hơi thở của rừng âm vang như chuông làm mê hồn người, làm đắm chìm mọi dục vọng...". Nhờ những người như thế, những trí thức như thế, mà giữa cái man rợ hỗn mang, giữa những ngùn ngụt tội ác, sục sôi dục vọng, réo gào tăm tối, nhức nhối u mê... những con người đau khổ kiệt quệ của vùng Phòng Tô xa ngái kia vẫn gượng dậy để rồi tìm lại đường sống của mình sau những quăng quật của cuộc đời, của số phận khi bị dòng chảy của cái cơn lốc thổ phỉ kia gây ra...
Thì ra hiện thực của nhà văn không chỉ là hiện thực đời sống, mà nó còn chính là sự dấn thân, là sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, cẩn trọng, và là chính sự hướng thiện, lòng trắc ẩn của nhà văn giữa cuộc đời này... Hiện thực của "Thổ phỉ" nhiều đoạn đạt đến độ phi hiện thực, huyền ảo như cảnh Pham trần truồng ngập ngụa giữa bầy rắn. Cái cảnh ấy nó vừa dữ dội, khủng khiếp, vừa phiêu bồng hoang dại, vừa hồng hoang vừa ma quái, nhưng nó tạo điểm nhấn cho nhân vật thể hiện mình.
Tuy thế, vẫn cứ tiếc rằng Đoàn Hữu Nam không đều tay trong suốt hơn năm trăm trang sách. Có những đoạn anh gần như lướt, trong khi đáng lẽ đấy là những điểm nhấn cho tiểu thuyết xum xuê rậm rạp thêm. Ví như nhân vật Đàu sau khi bị đến ba tên phỉ làm nhục mà cái ấn tượng nó vẫn nhạt nhòa, không ám ảnh như cảnh Pham với bố chồng giữa bầy rắn. Hay như cuối cùng, cái cảnh tổng chỉ huy Triệu Tá Sắn bị cắt đầu giá như đừng chỉ có mấy dòng như thế... Nhưng thực ra, cái kết cục ấy ắt nó phải thế, nên có thể đấy là dụng ý của tác giả để nhấn vào việc khác.
Thì cũng vì đọc kỹ mà ước ao thế, chứ thực ra, với tôi, như đã nói ở đầu, đây là một tiểu thuyết hay, kỳ công, kỹ lưỡng về một đề tài mà tôi rất quan tâm. Bởi cuộc chiến đấu chống Phỉ chỉ là cái cớ để tác giả trình bày hiểu biết và tình yêu của mình về đời sống của một vùng đất cao nguyên với đậm đặc bản sắc văn hóa, với trầm tích nhân văn mà ở xuôi không dễ gì có được...
VĂN CÔNG HÙNG
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)