Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

TIỂU THUYẾT TRONG VĂN CHƯƠNG VÀ CUỘC SỐNG Ở LÀO CAI


Nguyên An
Vào mấy năm gần đây, sáng tác, nhất là ở lĩnh vực văn xuôi của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đã có sự phát triển, đạt đến một số thành công mới rất đáng khích lệ. Ai đã có công đọc tác phẩm của Đoàn Hữu Nam, Nguyễn Văn Cự, Tống Ngọc Hân, Phạm Thanh Huyền... ở Lào Cai chẳng hạn, hẳn sẽ đồng ý với chúng tôi về nhận định này.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Trên đỉnh đèo giông bão - Một tiểu thuyết có văn


TS  Phạm Duy Nghĩa
Trưởng ban Lý luận phê bình tạp chí Văn nghệ quân đội
                                                                                                                                                     
Trên đỉnh đèo giông bão (Nxb Quân đội nhân dân, 2004) là tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài chiến tranh cách mạng. Là người đầu tiên được tác giả cho đọc tác phẩm ở dạng bản thảo với những trang A4 xếp rời, tôi ngạc nhiên ngắm nhìn cuốn sách tương lai trên mặt bàn như chiêm ngưỡng một trận giông bão mùa thu trên đại ngàn miền núi. Ào ạt hình sắc, ào ạt ngôn từ. Ấn tượng đầu tiên đến từ chữ, rồi tới nghĩa.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

giói thiệu khach sạn Sapa vieW


Giới thiệu về Sapa VieW
Sapa VieW là một khách sạn 3 sao có vị trí thuận lợi trên khu phố cổ của thị trấn du lịch Sa Pa nổi tiếng.
Đó là một khách sạn 3 sao sang trọng, phía sau dựa vào núi Hàm Rồng huyền thoại, phía trước là dãy Hoàng Liên với đỉnh Phan Xi Phăng hút tầm con mắt.

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

Chùm thơ kỷ niệm ngày tái lập thị xã Lào Cai


Đoàn Hữu Nam
Thị xã của tôi

Thị xã của tôi ba vạn người dân
Ba vạn người lo toan tất bật
Tĩnh lặng lùi vào quá khứ
Không gian giãn ra
Thời gian giãn ra
Thị xã như bàn cờ
Những ô trống được lấp đầy từ mái lá tranh tre.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Hai miền quê – Văn và Đời!




                                                                           

 Đoàn Hữu Nam
     Nguyễn Ngọc Dương có hứng thú văn học nghệ thuật từ những năm tám mươi của thế kỷ trước, anh đến với văn học từ sự tình cờ sau một bài bút ký đầu tay được lọt “mắt xanh” của lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1992 anh Nguyễn Ngọc Dương vào Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai. Năm năm sau, cũng lại tình cờ anh trở thành Chủ tịch Hội suốt mười năm liền, cho đến tuổi nghỉ hưu. Ở vị trí của một người quản lí Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, một Hội “đa ngành”, nên anh đã mạnh dạn thử sức ở nhiều lĩnh vực như: viết văn, viết báo, chụp ảnh, sáng tác ca khúc...theo anh, đó chỉ là những hoạt động để “giải lao” trong quá trình quản lý mà thôi. Tuy nhiên, những cái đọng lại nhiều hơn có lẽ là những bài ký và những bức ảnh nghệ thuật, tập Ký Hai miền quê

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

CUỐI TUẦN ĐI NGẮM MÔNG ĐỂ XẢ XÌ TRES THẾ SỰ






 Tác GiảPhan Mỹ Dung 
     
Các bộ phận dễ kích động và hấp dẫn người khác phái nhất trên cơ thể người phụ nữ là đôi mông...
Thân thể của người phụ nữ là một hệ thống mời gọi dục tính được Tạo Hóa cố tình làm ra để hấp dẫn người đàn ông đặng đôi bên làm tròn vai trò sinh sản và truyền chủng.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

THUYỀN LÁ


     
Hồ Xuân Đoan
Cứ mỗi chiều tôi lại cầm nhành lá ra sông
Ngắt từng chiếc thả xuôi dòng nước chảy
Dẫu biết sông Hồng chẳng đổ vào sông Đáy
Tôi vẫn lặng thầm gửi thuyền lá cho em

Thử lạc vào đêm không em


Thái Sinh

Tôi còn nhớ vào năm 1989, dạo ấy tôi đang làm biên tập cho tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn, nhận được bản thảo thơ với nét chữ dài, nguyệch ngoạc, ký dưới với cái tên mới toanh: Đoàn Hữu Nam. Nhìn tập bản thảo nét chữ ô kinh khủng ằ như vậy người biên tập nào cũng phát ngán. Sau khi đọc xong mấy bài đầu tôi đã sửng sốt thốt lên : ‘Ô thơ tay này khá, được đấy. Tôi chọn hai bài giới thiệu. Đều đặn sau đó chúng tôi nhận được thơ anh từ Bắc Hà gửi xuống.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Trăn trở hạt vàng nâu - Trăn trở một con người


Đoàn Hữu Nam
Có lẽ ở vùng đất Cam Đường ít ai yêu Mỏ như Đức Thuân. Yêu theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là quyến luyến, thương mến nhiều.  Đức Thuân còn hơn cả yêu, ông quyến luyến, đau đáu với đất Mỏ khi đang làm việc đã đành, mà hơn thế ông còn quyến luyến, đau đáu cả khi đã được nghỉ hưu, lúc nào cũng mong làm được việc gì đó cho vùng đất hơn năm mươi năm gắn bó.
 Cách đây hơn năm năm, giữa lúc văn chương về đề tài công nhân của cả nước đang kỳ thoái trào, song vừa mới mon men vào lĩnh vực này ông đã nuôi khát vọng đưa đất Mỏ Cam Đường vào trang sách. Với cái lý:

Thơ Lào Cai 1991 – 2012 – Sự nối tiêp tự hào


Lào Cai là miền đất cửa ngõ biên cương của Tổ quốc, là mảnh đất có nhiều trầm tích văn hóa, nhiều tiềm năng khoáng sản, được thiên nhiên ưu đãi và là nơi giao lưu, hội tụ nhiều vùng văn hóa trong nước, thế giới.  Từ sự phong phú, đa dạng cả đất nước lẫn con người, Lào Cai luôn là nguồn cảm hứng và cũng là nơi hội tụ các nghệ nhân dân gian, các văn nghệ sỹ của nhiều miền đất nước. Những cảm hứng, hội tụ, đặc biệt là cảm hứng hội tụ thi ca của những người Lào Cai và những người yêu mến Lào Cai đã và đang làm  nên dòng chảy văn học nghệ thuật mang dấu ấn Lào Cai.
Cùng với những hoạt động sôi nổi, thiết thực kỷ niệm 40 năm thành lập, Hội Văn học - Nghệ thuật lào Cai xuất bản Hợp tuyển Thơ Lào Cai 1991 – 2012 với mong muốn giới thiệu thành quả thơ ca của các tác giả Lào Cai qua hơn hai mươi năm tái lập tỉnh và khẳng định dòng chảy liên tục của thơ ca của một miền biên viễn.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Hồn núi - Hồn thơ của một người thợ già


                            (Đọc tập thơ Hồn núi của Phạm Công thành - NXB Hội Nhà văn năm 2012)               
                                                                                                    Đoàn Hữu Nam
Đó là bác Phạm Công Thành một người thợ, người đốc công, từng gắn bó với nhà máy cơ khí của mỏ Apatít Cam Đường hơn ba mươi năm.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Vô đề

Đoàn Hữu Nam


Đang buồn chuyện nồi thiếu vung
Bỗng dưng ta gặp người dưng mỉn cười
Thả mồi bắt bóng hỡi người
Trăng, sao, mây, gió, đất, trời, gần, xa
Đục trong đủ cả vậy mà
Trồng si si trẩm trồng cà không hoa
Nhắm mắt ngầm ngập tay ngà

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

lặng thầm đèo Đá Đẽo - Bút ký của Công Thế



                                                                 
Bút ký của Công Thế    
         Những ngày tháng sáu nắng như đổ lửa, có ngày nhiệt độ lên đến bốn mươi, bốn mốt độ. Trời đất nóng hầm hậm, cả tháng không có nổi lấy một hạt mưa. Nhưng nắng, nóng đã không làm nản lòng những người con của biên viễn Lào Cai chúng tôi. Vẫn trong cái năng nổ, xốc xáo cho cuộc hành trình về chiến trường xưa theo kế hoạch, về nơi con đường huyền thoại Trường Sơn, về nơi những người đồng đội, những người anh, người cha đã anh dũng hy sinh trên con đường ra mặt trận…

Quanh núi Hoàng Liên - Gặt hái của người ưa dịch chuyển - Giới thiệu


Đoàn Hữu Nam giới thiệu sách mới                                                                                  
  “Tôi thường có cảm giác ngột ngạt nếu chỉ bó mình với những công việc cứ lặp đi lặp lại, đơn thuần, nhàm chán, nhất là với thời buổi bây giờ, những bộn bề, ồn ã, xã giao nó cứ hời hợt, nhạt nhẽo thế nào ấy? Có cái gì ấy toan tính, hơn thiệt cứ trồi lên trong lòng con người…”. Văn là người, chỉ cần đọc mấy lời bộc bạch này cũng đủ hình dung ra một kẻ “ngược đời”, chỗ người ta cố chui vào tìm chốn yên thân, phì gia thì hắn cố chui ra. Tôi đã gặp một Công Thế giữa rừng cà phê

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Thổ phỉ - tiểu thuyết của Đoàn Hữu Nam

Chương 11 + 12

11
Mặt trời từ từ xuống núi.
 Đã đến giờ gà tìm chuồng, chim tìm tổ, người kết thúc một ngày cực nhọc trở về hang ổ của mình. Đã đến giờ cụ giáo Triệu trèo lên cái sàn đầu hồi điểm người, điểm trâu ngựa.
Nhà cụ giáo ngũ đại đồng đường.
Ở cái vùng loạn lạc liên miên, canh tác nương rẫy theo kiểu hưu canh như Sín Chải thì nhà cụ giáo độc nhất vô nhị. Người Dao đỏ sinh sống nhờ rừng, nhờ nương rẫy là chính. Một mảnh nương làm được bốn năm vụ là đất bị khô cằn, màu mỡ bị mưa gió bóc dần, đá mọc cao, lúa ngô lười cho hạt, lúc đó chủ cho nương nghỉ vài vụ, khi cây cối xanh tươi trở lại, độ mùn, độ xốp cao họ mới quay trở lại trồng cấy tiếp. Canh tác hưu canh kéo theo người hưu canh. Nơi ăn chốn ở tạm bợ. Chăn nuôi, trồng trọt tạm bợ.  Con cái mười bốn mười lăm tuổi là dựng vợ, gả chồng, làm cho một cái nhà nhỏ, cắt cho mấy mảnh nương rồi khóa to chìa to, khóa bé chìa bé, cứ thế mà tự lập, mà sinh sôi nảy nở. Nhà họ Triệu khác, thêm người chỉ được phép thêm buồng, thêm giường, thêm bát, thêm đũa.

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Thổ phỉ - Tiểu thuyết - Đoàn Hữu Nam - NXB Hội Nhà văn năm 2010

Chương 9 + 10

9
Chủ tịch xã Triệu Tá Dùn đùng đùng đập bàn quát tháo, đùng đùng rời khỏi trụ sở khu vực quất ngựa xuôi về phía Sín Chải thì cán bộ phụ trách khu vực Đoàn Phương Bắc cũng đùng đùng không kém, anh hét lên:
- Đứng lại!
Tiếng hét của Bắc khựng lại, vuốt theo bóng con ngựa đang vun vút phóng xuôi.
- Đứng lại!
Chân Bắc lồng theo chân ngựa, miệng Bắc đuổi theo bóng người.
- Đứng lại!
Bóng người bóng ngựa mất hút sau những khúc cua, còn lại một mình Bắc chơi vơi giữa vùng rừng vắng lặng.
- Đứng lại!...
Tiếng quát của Bắc thả lên trời

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Đoàn Hữu Nam và trường ca Luân hồi



Nhà văn Mã A Lềnh

…. Tôi được đọc trường ca Luân hồi của Đoàn Hữu Nam, mừng và cảm phục tư duy thơ liền mạch, liên hồi của tác giả. Trường ca, nghĩa đen là thơ dài, phải dài, phải có chương hồi nhưng phải có một mạch chủ đạo. Riêng cái chuyện dám viết trường ca đã đáng khâm phục rồi,

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Bóng dáng quê nhà qua Dấu nối thênh thâng của Đoàn Hữu Nam - NXB Hội Nhà văn


Nguyễn Thị Minh Thông
Từ những năm 95, 96 của thế kỷ 20 tôi đã biết đến thơ của Đoàn Hữu Nam qua những vần thơ, gồ ghề, góc cạnh, mang đậm chất miền núi:
“ Trâu ngã, dấu chân hổ cũng méo
Tốt với nhau ăn quả trứng không hết
Không tốt mổ trâu cũng không đủ…”
Và:

Hồn Khèn – Một cuốn tiểu thuyết bằng thơ



(Đọc trường ca Hồn khèn của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng)
Đoàn Hữu Nam

Hồn Khèn là một bản trường ca khiêm tốn nằm ở phần sau tập thơ Cuộc bàn giao vĩnh cửu – Hồn Khèn của nhà thơ Nguyễn Thị Hồng do NXB Phụ nữ ấn hành năm 2003. Có lẽ vì sự khiêm tốn trong trình bày tập thơ, khiêm tốn của chính tác giả và hậu quả của việc xuất bản thơ tràn ngập hiện nay mà Hồn khèn - bản trường ca duy nhất (cho đến thời điểm này) viết về người Hmông dường như bị khuất lấp. Đây là điều đáng buồn không chỉ của riêng tác giả.

Người thơ ơi sao sớm ra đi!

Người thơ sao sớm ra đi!
Tưởng nhớ nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Học
Đoàn Hữu Nam

Ở miền đất du lịch Sa Pa nhắc tới Nguyễn Học là mọi người nhớ ngay tới một anh thương binh, một nhà giáo, một nhà thơ. Anh là một chiến binh bị thương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là người đã thực hiện nhiệm vụ cao quý là đem cái chữ đến cho con em các dân tộc vùng cao, là của hai người kia cộng lại, đó là nhà thơ.

Gặp Trần Nhương tiên sinh

Gặp Trần Nhương tiên sinh

 Công Thế
         Cú điện thoại của ông Chủ tịch "tỉnh" Phụ trách văn nghệ Lào Cai đến đúng lúc mình đang tũn ( Các bác thông cảm em hay nói thật) làm giật cả mình vội vàng bóp cổ nút ok.Cứ nghĩ con ỡm ờ nó gọi

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Cao nguyên trắng – Văn và người



Nhân đọc tập bút ký Cao nguyên trắng của nhà văn Mã A Lềnh

Đọc tập bút ký Cao nguyên trắng của nhà văn Mã A Lềnh tôi chợt nhớ tới chuyện cố Chàng Nù Giáo của dân tộc Mông. Trong truyện cổ có một chàng trai tên Nù Giáo thông minh, điềm đạm. Chàng dẫn mẹ đi tìm bố, hai mẹ con gặp sông sâu sóng cả, bà mẹ hoang mang lo lắng song chàng trai vẫn điềm tĩnh tìm một cây nứa dóng dài, óng chặt xuống, khoét rỗng một dóng làm một cái điếu ục to tướng, tra thuốc xòe lửa rít ba điếu đến lõm má,

NẤM MỒ HOANG - SỰ THAY ĐỔI BÚT PHÁP TRONG VĂN XUÔI MÃ A LỀNH
     ĐOÀN HỮU NAM
Bút pháp, suy cho cùng là cách viết của nhà văn đã định hình và làm nên diện mạo của anh ta trong văn chương. Bứt ra khỏi cách viết quen thuộc để tìm cách viết mới là một việc không dễ dàng, song trong quá trình sáng tạo của người sáng tác văn học, nhu cầu tìm tòi, đổi mới phương pháp thể hiện là điều rất cần thiết. Mã A Lềnh đang thực hiện điều này.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thử lạc vào đêm không em - Thái Sinh



Thái Sinh
Tôi còn nhớ vào năm 1989, dạo ấy tôi đang làm biên tập cho tạp chí Văn nghệ Hoàng Liên Sơn, nhận được bản thảo thơ với nét chữ dài, nguyệch ngoạc, ký dưới với cái tên mới toanh: Đoàn Hữu Nam. Nhìn tập bản thảo nét chữ ô kinh khủng ằ như vậy người biên tập nào cũng phát ngán. Sau khi đọc xong mấy bài đầu tôi đã sửng sốt thốt lên : ‘Ô thơ tay này khá, được đấy. Tôi chọn hai bài giới thiệu. Đều đặn sau đó chúng tôi nhận được thơ anh từ Bắc Hà gửi xuống. Từ bấy đến nay đã năm sáu năm rồi. Năm 1992 anh cho xuất bản tập thơ đầu tay Kiếm tìm và năm 1994 anh cho ra mắt độc giả tập thơ Đêm không em. Hai tập thơ ra đời trong khoảng thời gian ngắn như vậy, điều đó có thể thấy sự cần cù của anh trong việc: “tích gom niềm khoái cảm”, những dòng thơ, những câu thơ của anh giống như “những hạt cát lựa chiều đọng lại giữa dòng trôi/ Cộng một ít rồi trừ đi một ít/ Theo thời gian sẽ nên bãi, nên bờ”. Phải chăng tập thơ tôi đang cầm trên tay đây là bãi bờ sau nhiều năm tích góp.

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Nỗi niềm đêm - Thơ



ĐOÀN HỮU NAM
Nỗi niềm đêm 1

Thắp đèn tôi nghĩ bình yên
Đi qua đêm để nhóm lên ánh ngày
Đã qua muôn nỗi vơi đầy
Thêm đêm nữa góp cho dầy những đêm
Đã từng chân cứng đá mềm

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Trước miếu thờ Không Tử


Đoàn Hữu Nam
Trước miếu thờ Khổng Tử

1
Thắp nén nhang thơm cúi đầu trước Khổng Khâu Phu Tử
Cảm nhận tâm nguyện của người qua lớp lớp nhân sinh
Bao triều đại hưng vong trên bàn cờ thế sự
Riêng người Vạn thế tôn sư!

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Cái tình là cai chi chi! - Truyện ngắn của Đoàn Hữu Nam


Như thường lệ, mỗi khi mặt trời xuống núi là ông bà làm nghề hát xẩm lại náo nức chuẩn bị cho giờ biểu diễn miễn phí. Hôm nay cũng vậy, trong khi ông hì hụi tắm rửa thì bà bày sẵn đàn, nhị, sênh phách rồi đi lo cơm nước. Nói lo cho nó oai chứ việc ăn uống của người già thường giản tiện, hai ông bà sống bằng nghề hát xẩm càng giản tiện, được cái chủ nhà thương người, mê hát, đã cho ông bà thuê căn buồng khép kín với giá lấy lệ lại còn miễn phí hẳn một góc sân làm bếp nên hai người như được sở hữu một căn hộ.
- Con có đĩa cá biếu hai cụ.
Bà xuýt xoa:
- Sao hôm nay nay nhà chị sang thế?
Chi hàng rau láu táu:
- Dạ trưa nay con mua được mớ cá cuối chợ. Cá chết

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Phim hay : Nháy vào đây - Giấc mơ còn bỏ ngỏ (tập 1)

        Bộ phim do đoàn leo núi Pan xi Păng của Hội văn học nghệ thuật Lào Cai thực hiện. Đây là tác phẩm về vấn đề môi trường sinh thái rừng quốc gia Hoàng Liên một tài sản của thiên nhiên ban tặng cho đất nước. Bộ phim tuy chưa phải là những tay máy chuyên nghiệp nhưng đây là tiếng nói của những người con xứ núi. Mong quí vị thông cảm và nó đây. Các bạn nháy vào tiêu đề Giấc mơ còn bỏ ngỏ) Còn phía cuối đây mình đăng toàn bộ lời bình và hình ảnh của bộ phim trên. Chúc các bạn vui vẻ. đây nó đây. Lời bình cho phim

                             Giấc mơ còn bỏ ngỏ
Tác giả:Công Thế  



       Nói đến Sa Pa du khách không chỉ nghĩ đến mây gió sương mù, một vùng biên ải trập trùng núi non.
     Nói đến Sa Pa không chỉ là xứ sở của các loài hoa làm say lòng du khách. Nói đến Sa Pa  là nghĩ đến Thác Bạc, Cầu Mây, là nghe tiếng khèn Mông dắt réo trong phiên chợ tình huyền thoại, để rồi trong đêm nghiêng nghả theo anh về nhà làm dâu con nhà người. 

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

truyen ngan


Nà Nưa có một mối tình!
Truyện ngắn Đoàn Hữu Nam

Tảng sáng.
Rừng cựa quậy. Trời cựa quậy. Người cựa quậy.
Đang ngâu, trời không mưa nhưng bầu trời màu chì sà xuống như muốn đè nát các ngọn núi, đồi cây. Mưa bất chợt. Nắng bất chợt. Nắng như đổ lửa rang khô mặt đất. Mưa sầm sập như ông trời nghiêng cả bể nước xuống trần gian. Tùy tiện của nắng, của mưa làm khổ con người song lại làm cho cả vùng rừng khoe mẽ sự sung mãn, quyến rũ bằng cách bật mầm, nở hoa khiến các loài chim đua nhau ríu rít.
 Ở lán trên ông Ké đã dậy tự lúc nào. Giữa núi rừng mênh mông huyền ảo những đường quyền khoan thai hội tụ nhu cương tùng khấu bình hòa khiến ông Ké như tiên ông đạo cốt đang luyện công.
lán dưới, các chiến sỹ cảnh vệ cũng lục tục ra cửa, người đi quyền, kẻ tập thể dục, kẻ lao xuống suối bơi lội. Buổi sáng ở Nà Nưa diễn ra nhộn nhịp trong trật tự, động trong tĩnh khiến khu căn cứ nửa bí mật, nửa công khai gần gũi như những bản làng nép sau sườn núi.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

Hồi âm truyện ngắn Viên ngọc rết - dự thi báo Văn nghệ


Vài cảm nhận khi đọc truyện ngắn Viên ngọc rết
PTS Nguyễn Tiến Lộc

Cảm nhận đầu tiên của tôi về truyện ngắn " Viên ngọc rết " là câu chuyện hay và viết tài hoa. Kết cấu của câu chuyện  đơn giản mà khéo léo, nhiều chi tiết đắt giá và đắc địa, khó có thể đoán trước được điều gì,  nếu không đọc hết truyện, nhất là về mối quan hệ giữa hai nhân vật Khìn và Vảng. Câu chuyên nói về một tên thổ phỉ đầy tội ác mà không cần có tiếng súng, không gươm đao loảng xoảng, không có đội quân phỉ mà chỉ để môt mình tên phỉ có cái tên là Khìn xuất hiện với viên ngọc rết thần kỳ mà tên phỉ nào cũng thèm muốn, để rồi một tên phỉ bất ngờ dùng con dao cán ngà đâm anh thanh niên người Mán chết không kịp ngáp và mổ bụng hắn lấy viên ngọc. Khi tay của Khìn vừa chạm vào viên ngọc thì như một hệ lụy nhân quả, nó đã lọt qua làn da tay, bò lên nằm ở hốc vai , trở thành một ung nhọt hành hạ hắn suốt đời, bắt hắn phải vác những tảng đá lặc lè lên vai. Sức nặng của đá, của nước làm cho cơn đau trong người hắn giảm bớt là giời đầy, là quả báo nhỡn tiền với tội ác của hắn, giời bắt hắn phải chịu những cơn đau, nỗi cực nhọc, sống trong cô độc ,

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Chú khỉ ở Angkor Wat


 

Trong quần thể Angkor Wat có rất nhiều khỉ, chúng tự nhiên như...khỉ không coi con người đẳng cấp là cái đinh gì. Bọn chúng săm soi các vị khách hễ thấy món ăn, nước uống là cướp liền. Có người bị nó giật máy ảnh đập chơi. Trong đoàn của tôi có chị bị chúng cướp chai nước. Chị ta tức điên nhưng biết làm sao được với lũ...khỉ. Chị ta đe hắn một câu cho bõ tức: " Mày mà sang Việt Nam thì biết tay tao", Con khỉ nghe vậy liền quỳ xuống lậy như tế sao: Em xin lỗi chị, chị đừng bắt em sang Việt Nam, em sợ nấu cao lắm...
Xem tiếp 

hôm nay mình có ảnh leo Pan Xi Păng nhé!


            Nó đây này gớm chưa! Thấy tự hào chưa vài năm nữa là u 60 mà vẫn phăm phăm dẫn đầu đến đỉnh 2 800 m. Đứng đó ngó lên thấy cụ Pan vẫn trẻ như thanh niên, phất phơ vài sợi râu kiểu để cho oai chứ dũng mãnh lắm, chả vậy mà mấy em chân dài có máu me khám phá leo núi, cụ nhìn thấy cứ cười ù ù như bão cấp 7 . Hay lắm nếu ai chưa leo Pan hãy cố mà lên không đến đỉnh thì gần lên Đỉnh cũng được. Nếu ai chưa có kinh nghiệm đến mình tư vấn cho đảm bảo tới Đỉnh luốn không được không lấy lời cám ơn. Và  đây ảnh đây không các bác lại bảo Nam thổ phỉ bốc phét. Tam ít tấm đã vì pots lâu quá còn chưa có lời bình đấy các bạn tự bình nhé


 Tấm này chụp kỷ niệm cùng đoàn XV TP HCM trên đỉnh 2 800m
       Bức nay thấy đẹp chưa tiên cảnh đấy

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Hẽm Ma có thần giữ của?...(Truyện ngắn của Đoàn Hữu Nam)


Khật khưởng! Khật khưỡng!...
 Hể hả! Hể hả!...
Gã gò người, gò đầu, tay vung vẩy, chân chuyệnh choạng, ba bước tiến, hai bước lùi, đánh vật với con dốc, đánh vật với cơn say.
Cuộc đánh vật tưởng như vô tận, bởi con dốc cứ như cái kẹo kéo, cứ như sinh ra là để trêu ngươi, để thử thách gã. Đã thế gã đếch cần, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường với gã là chuyện thường, gã ngẩng mặt lên trời cười khà khà, làm một bãi cho nhẹ bụng rồi thập thững leo lên tảng đá hình voi phục cạnh một bóng cây râm mát nằm vật xuống rồi không biết trời đất là gì nữa.
Gã đang trong lùng nhùng mê tỉnh, chợt đâu đó tiếng rên: “lạnh lắm, đói lắm” như tiếng muỗi vo ve. Tiếng rên như chui lên từ trong lòng đất lên cùng cơn giớ lạnh từ cánh đồng thốc ngược làm gã rùng mình, cố chui ra khỏi mộng mị, vật vã.

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012


Thập nhị quan sướng

Thập nhị quan sướng

Yếu có người vực
Chức có người bầu
Mầu có người gói
Nói có người nghe
Đe có người sợ
Dở có người khen
Hèn có người giấu
Nhậu có người bao
Khao có người góp
Họp có người ghi
Chi có người bù
Tù có người chạy…
Xem tiếp 

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Thổ phỉ -Tiểu thuyết -Tác giả Đoàn Hữu Nam- NXB Hội Nhà văn 2010

Chương  6 + 7 + 8

6
Sau khi tiễn thầy, tiễn khách, Triệu Tá Dùn buộc phải đối mặt với ông bạn kết nghĩa. Đang phừng phừng men rươu lại mong muốn dứt được kẻ đeo bám mình như đỉa bám háng trâu, Dùn thả ra một thôi một hồi lời lẽ, kết tội có, mơn trớn có, dụ dỗ, thuyết phục có.
Sắn ngồi im chịu trận. Cho đến khi hơi rượu từ mồm Dùn phả ra đã nhạt hắn mới thủng thẳng kể lại lần hắn cùng Dùn đi vây bắt, tra tấn, thủ tiêu cán bộ ở Mường So; lần cùng Dùn càn quyét, đốt nhà, cướp của, hãm hiếp đàn bà con gái ở Tam Đường. Cuối cùng hắn nói đến chuyện kết nghĩa vườn đào đã ám vào hai người như bồ hóng ám vào thịt cán bá. Bao ngày chui lủi đói khát trong rừng mà hắn vẫn đội chữ tín lên đầu, vẫn cố giữ lấy thân thể cha mẹ, trời đất ban cho là vì còn anh còn em, còn nghiệp lớn chưa thành. Chưa hết, hắn còn bộc bạch việc chơi với hắn là phải chấp nhận sự lắt léo, khó chịu. Bọn hắn như con vắt trong rừng nứa mùa mưa, người đi rừng lúc nào cũng căng ra cảnh giác những cái vòi êm ái, xong giết chẳng giết xuể, cho qua cũng chẳng xong, nhoáng một cái đã thấy lủng lẳng ở bụng chân, khuỷu tay, nhất là ở những chỗ kín.

ảnh độc & sốc 2




Iên tâm, từ cậu bé chăn trâu sẽ trở thành Tổng giám đốc



Cầu phao đỡ...phao câu.



Hố hố

Thổ phỉ -Tiểu thuyết -Tác giả Đoàn Hữu Nam- NXB Hội Nhà văn 2010

chương 3 + 4 + 5

3
Lễ cấp sắc đang kỳ cao trào.
Triệu Phú Vương run run cầm bức tranh, từ từ giơ lên cao rồi hồi hộp thả xuống.
Mọi người lặng đi.
Một nghìn năm trước thần Hòi Phan mải mê tiêu dao cùng mây gió.
Một trăm năm qua thần Hòi Phan quay mặt với khổ ải của người Dao.
Trời đã đến lúc rạng, lửa đã đến lúc cháy, thần Hòi Phan đã nhập vào Triệu Phú Vương. Sau bao năm khát khao Triệu Phú Vương là người Dao Sín Chải đầu tiên có niềm vinh quang được chân mệnh vua cha chiếu sáng.
Từ điềm báo đến hiện thực còn xa vời, song một con gà gáy cả bản bừng thức, trăm người như một, ai cũng rưng rưng mừng cho họ Triệu, mừng cho chính mình.
Vua ra…
Tiếng thầm thào cố nén của cả trăm con người cùng cất lên như tiếng nguyện cầu buổi sớm.
Vua ra…
Cái khát vọng đứng đầu thiên hạ của một trăm đời trước dồn tụ, cái hy vọng dẫn dắt thiên hạ của một trăm đời sau loe lóe từ phía hừng Đông.
Vua ra
Trong buồng Triệu Tá Sắn nâng bát rượu lên từ từ uống cạn. Cặp mắt lươn của hắn lóe lên, đám dân đen cuồng tín bên ngoài mê muội bao nhiêu thì lòng dạ hắn hân hoan sôi réo bấy nhiêu.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Chiều cuối năm - thơ


 Đoàn Hữu Nam

CHIỀU CUỐI NĂM

Gió thôi vẫy vùng
Trời thôi sương muối
Em say khăn đỏ, khăn xanh
Ta thôi nhặt lá bên thềm
Mặc những cọng rơm vương vãi trên đồng
Đám trẻ hùa nhau về thay áo mới
Những người đàn bà cố ghìm bước chân vồi vội
Những người đàn ông cố ghìm ý nghĩ ngổn ngang
Trời đất mênh mang
Lòng người đa mang
Miên man trải khắp mầm cây, ngọn cỏ
Hân hoan khúc hát giao mùa.

Ác nghiệp - truyên ngắn

        Đoàn Hữu Nam                                        


                                                            ÁC NGHIỆP
Chiếc xe Metxedets chở ông Hàn từ từ chui qua cổng làng, ng­ời ông rạo rực, châng lâng nh­ vừa tu xong cút r­ợu mạnh. Phía trong cổng đặc nghịt ng­ời, trẻ có, già có, nam có, phụ có, ng­ời ông biết, ng­ời ông không biết, nh­ng biết hay không thì đám ng­ời tr­ớc mặt ông đều có chung vẻ mặt hân hoan, chờ đón, ng­ỡng vọng. Từng lên thác xuống ghềnh, từng h­ởng đủ vinh đủ nhục, nh­ng cho đến lúc này, lúc đ­ờng hoàng về quê làm cái việc báo hiếu tổ tiên ông mới thấy hết cái ý nghĩa của tiền bạc. Ông nhẹ nhàng b­ớc ra khỏi xe. Dáng cao lớn, khoan thai, giầy đen, com lê đen, áo sơ mi trắng, cà vạt đỏ, mũi nở mọng, mắt hân hoan, nụ c­ời th­ờng trực..., từng thứ, từng thứ tôn cao vẻ đ­ờng bệ, đ­ợc lòng ng­ời của Ng­ời quan trọng.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Thổ phỉ -Tiểu thuyết -Tác giả Đoàn Hữu Nam- NXB Hội Nhà văn 2010


THỔ PHỈ

1
Buổi lễ cấp sắc cho Triệu Phú Vương, con trai cả của Chủ tịch xã Sín Chải Triệu Tá Dùn đang vào giây phút quyết định.  Căn nhà hai mươi mốt gian chật như củi bó. Người đến dự lễ có hoàn cảnh khác nhau, lý do khác nhau song tất cả đều nín thở dồn tâm nguyện vào người chịu lễ.
Trong khói hương nghi ngút, tiếng trống trầm hùng, tiếng chiêng chập cheng huyền bí, tiếng kèn lảnh lót thúc quân xung trận, tiếng tù và đánh thức rừng núi, tiếng xúc xắc sôi động, dưới sự điều khiển của thầy Sùng Peng ba thanh niên trang phục theo nghi lễ của người được phong sắc đến đứng trước bàn thờ đợi lệnh.
Cùng lúc thày Khòi Cháo cuộn ba tờ tranh thờ thần dựng tựa trên cái bàn kê sát vách. Triệu Phú Vương nhắm mắt, quay lưng, lùi lại ba bước, đưa tay ra đằng sau run run sờ vào bức tranh thần.
Người họ Triệu đứng tim.
 Người Dao Sín Chải đứng tim.
Thành hay không thành? Số phận của người chịu lễ ra sao? Người Dao đỏ nơi đây trông cậy được ở người thanh niên này thế nào? Tất cả đều ở phút giây định mệnh đang chờ đợi.

Chuyện nhà -Thơ

Đoàn Hữu Nam


Chuyện nhà


Ông
Bốn cuốn sách kinh
Ba vạn ngày khát vọng
“Suy kỷ cập nhân” * ôm gọn một đời người.

Cha
“Tận kỷ tri tâm”**
Trắng tay vì lòng tốt
Đời ông như con nước
Chảy trong veo dưới cầu.

Tôi
Quá nửa đời người
Giở cả ngàn trang sách
Chưa thấu được nỗi niềm
Cha ông cả đời đeo đuổi
để bây giơ con chữ vẫn chơi vơi.

---------------------------
* Suy mình ra mà ăn ở với mọi người – Khổng Tử.
** Với ai cũng hết lòng mình – Khổng Tử.







Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

KHI NÀO CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ BẮT ĐẦU THOÁI HÓA ?


Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa?
 
Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào. Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35, bởi thế khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong Daily Mail,  tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau :

"THÁNG 2/1979. LỜI VĨNH BIỆT NHÓI TRỜI PHA LONG"...



Mai Thanh Hải - Lên biên giới Mường Khương, mình cứ quanh quẩn trong Nghĩa trang Liệt sĩ buồn lặng, ù ù gió hú ở gần Cửa khẩu phụ, thuộc xã Pha Long (huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai).

Chính ở nơi đặt Nghĩa trang này,  33 năm trước là điểm đóng quân của Đồn 133, Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn (nay là Bộ đội Biên phòng Lào Cai) và trong buổi sáng ngày 17/2/1979, cả Sư đoàn bộ binh Trung Quốc có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã bất ngờ tấn công vào Mường Khương, bao vây tiêu diệt Đồn 133. Tuy nhiên, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của những chiến sĩ Biên phòng Pha Long.

Gặp Trần Nhương tiên sinh


     Công Thế  
    Cú điện thoại của ông Chủ tịch "tỉnh" Phụ trách văn nghệ Lào Cai đến đúng lúc mình đang tũn ( Các bác thông cảm em hay nói thật) làm giật cả mình vội vàng bóp cổ nút ok.Cứ nghĩ con ỡm ờ nó gọi, sao lại goi vào giờ này chứ. Vì mục kỉnh chả có lem nhem, nhỡ mẹ mướp đang nhặt rau gần đó nghe lại khổ quy kết tội lén nút vào trong toilet  tí tởn với con nào rồi vừa oan sai vừa rách việc. Đưa lên nghe hóa ra Chủ tịch gọi đi uống rượu "dịch vụ". Chả là anh em tôi thường xuyên tụ tập một khi ai đó trong nhóm có khách, mục đích cho có khí thế để làm sang, đẹp cho nhau. 
 Hóa ra cuộc gọi bất ngờ này thật đáng sướng. khách lại là người mà